Huỳnh Thị Phúc - Phòng QLCL
Chăm sóc sức khỏe trước tiên là không gây tổn hại cho người bệnh. Tuy vậy mỗi ngày trên thế giới đang có hàng nghìn người bệnh chịu tổn thương do các sự cố có thể phòng ngừa được hoặc bị đặt vào tình huống có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình chăm sóc. An toàn người bệnh là phòng ngừa tổn thương, hạn chế các nguy cơ sự cố y khoa. Ở các nước thu nhập cao, ước tính 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Các số liệu thống kê cho thấy có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện ở các nước thu nhập trung bình và thấp, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra 2.6 triệu ca tử vong mỗi năm (Thông báo Ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất, WHO).
Chủ đề ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất: “Hãy nói ra vì sự an toàn của người bệnh”
Ngày 17 tháng 9 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn là ngày An toàn người bệnh thế giới. Để hưởng ứng cuộc vận động của WHO và Bộ Y tế kéo dài từ 16/9/2019 đến 22/9/2019, phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tiến hành tổ chức buổi Lễ phát động hưởng ứng ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất.
Tham dự buổi Lễ phát động có đại diện các khoa phòng trong bệnh viện, cán bộ phụ trách/mạng lưới quản lý chất lượng của bệnh viện và gần 170 nhân viên y tế bệnh viện. Kết hợp trong buổi lễ, báo cáo viên Nguyễn Tuấn Long (phòng QLCL) đã tập huấn hướng dẫn 02 nội dung cụ thể:
1. Phổ biến và cập nhật lại các nội dung liên quan đến Thông tư 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Theo đó, sự cố y khoa (SCYK) sẽ được phân loại theo 3 hình thức:
- Phân loại SCYK theo mức độ ảnh hưởng
- Phân loại SCYK theo tác nhân gây ra sự cố
- Phân loại theo nhóm sự cố
Trong đó, việc phân loại theo nhóm sự cố giúp chúng ta xác định được rất rõ ràng các vấn đề cần phải báo cáo theo từng nhóm/phân nhóm cụ thể. Các vấn đề lâu nay chúng ta thường bỏ qua hoặc không xem là sự cố y khoa thì đến nay đã được quy định rất cụ thể trong văn bản hướng dẫn này.
Ví dụ: Sự cố liên quan đến thiết bị y tế (thiếu thông tin sử dụng, lỗi thiết bị,..); sự cố liên quan đến tài liệu (tài liệu bị lạc hoặc không có sẵn, chậm tiếp cận tài liệu, tài liệu không rõ ràng,…)
2. Hướng dẫn quy trình nhận biết và xử trí đột quy cấp
Báo cáo đã đưa ra dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ theo nguyên tắc FAST (Face – Arm – Speech – Time), các khuyến cáo thời gian vàng để điều trị đột quỵ cũng như quy trình xử trí đột quỵ não cấp cho các nhân viên y tế trong toàn viện. Việc xử trí bệnh nhân đột quỵ sẽ thực hiện tại khoa Cấp cứu và do bác sĩ đột quỵ, điều dưỡng khoa phát hiện NB đột quỵ phối hợp với các khoa liên quan.
Một số hình ảnh hoạt động hưởng ứng ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất
Lễ phát động và tập huấn hướng dẫn phòng ngừa SCYK hưởng ứng ngày An toàn người bệnh thế giới
- 28/10/2019 17:33 - Khoá đào tạo liên tục năm 2019 tại Bệnh viện Đa k…
- 19/10/2019 16:51 - Sinh hoạt 20/10 của Phụ nữ Bệnh viện đa khoa tỉnh …
- 14/10/2019 18:09 - Tập huấn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ năm …
- 01/10/2019 20:53 - Video giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam …
- 30/09/2019 23:42 - Triển khai đo mật độ xương toàn thân tại Bệnh viện…
- 26/09/2019 09:13 - Giám sát môi trường không khí bệnh viện
- 19/09/2019 16:54 - Giải pháp sàng lọc máu an toàn - sàng lọc NAT (Hệ …
- 04/09/2019 19:40 - Phòng sinh thân thiện
- 22/08/2019 17:41 - Quy trình xử lý văn bản đến tại BVĐK Quảng Nam 201…
- 07/08/2019 17:56 - Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh v…