• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Quy trình chống nhầm lẫn trẻ sơ sinh tại Khoa Phụ Sản BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

Khoa Phụ Sản

Hiện nay, vấn đề làm sao để đảm bảo con của mình không bị nhầm lẫn khi sinh tại các bệnh viện là nỗi băn khoăn, lo lắng của các ông bố bà mẹ, đặc biệt là những sản phụ sinh mổ.Mỗi bệnh viện đều xây dựng những quy trình để đảm bảo em bé sinh ra được giao đúng cho cha mẹ. Tại BVĐK Quảng Nam, quy trình nhận diện em bé sau sinh, chống nhầm lẫn con cho các bà mẹ đã được triển khai trong nhiều năm nay. Năm 2015, sau khi thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu, chúng tôi nhận thấy phương pháp “da kề da” càng khẳng định việc nhầm lẫn con khó xảy ra. Quy trình chống nhầm lẫn trẻ sơ sinh năm 2016 đã tuân thủ nghiêm ngặt các bước sau: 

A. Tại Phòng Sinh:

  1. Nữ hộ sinh viết họ, tên, tuổi, số nhập viện của mẹ lên vòng đeo tay đôi và đeo vào cổ tay của mẹ khi được đưa vào bàn sinh (đối chiếu với hồ sơ bệnh án). 
  2. Ngay sau khi bé sinh ra, nữ hộ sinh phải thông báo cho mẹ biết giờ sinh, giới tính của bé, rồi đặt lên bụng mẹ thực hiện “da kề da”.
  3. NHS lấy vòng đeo tay của bé tách từ vòng đeo tay của mẹ ghi: họ, tên mẹ, số nhập viện, ngày giờ sinh, giới tính của bé và đeo vào cho bé. 
  4. Sau 90 phút da kề da giữa mẹ và bé, bé được mặc áo, mang tất, cân đo, tiếp tục nằm bên cạnh mẹ.
  5. Sau 2 giờ đồng hồ chăm sóc tại phòng sinh, bé và mẹ được chuyển về phòng hậu sản trên cùng một chuyến xe.

B. Tại Phòng Mổ:

  1. NHS viết họ, tên, tuổi, số nhập viện của mẹ lên vòng đeo tay sau đó đeo vào cổ tay của mẹ trước khi chuyển lên phòng mổ ( đối chiếu với hồ sơ bệnh án).
  2. Lúc mổ, phẫu thuật viên thông báo cho mẹ giờ sinh, giới tính và thực hiện” da kề da” trên ngực mẹ. NHS đón bé đối chiếu lại họ, tên mẹ, giới tính của bé, ghi vào vòng đeo tay của trẻ và đeo cho bé.
  3. Tại phòng hồi tỉnh, bé và mẹ tiếp tục da kề da và nằm cùng giường.
  4. Khi mẹ ổn định chuyển về hậu phẫu, mẹ và bé cùng chuyển một xe.

C. Tại Đơn Nguyên Sơ Sinh: dành cho một số bé cần chăm sóc đặc biệt

  1. NHS ghi các thông tin: họ, tên mẹ, giờ sinh, giới tính của bé vào vòng tay và đeo vào cổ tay của bé trước khi chuyển vào đơn nguyên sơ sinh.
  2. NHS cho người nhà xem mặt bé và đối chiếu thông tin trên hồ sơ.
  3. NHS đơn nguyên sơ sinh kiểm tra và đối chiếu với hồ sơ bệnh án và ghi nhận bàn giao cụ thể trên sổ ( tên mẹ, giới tính, cân nặng).
  4. Khi bàn giao cho mẹ, phải kiểm tra đối chiếu đúng hồ sơ của bé và mẹ, đọc thông tin trên vòng tay của mẹ để đảm bảo bàn giao đúng bé là con của mẹ.

D. Tại Phòng Hậu Sản và Hậu Phẫu:

  1. Mẹ và bé đeo vòng đeo tay suốt thời gian nằm viện.
  2. Khi tắm bé, vòng đeo tay vẫn được giữ nguyên. NHS bồng và tắm lần lượt từng bé một. Khi đưa bé đi tắm, NHS giới thiệu tên cho mẹ biết người đưa con mình đi tắm là ai. Tắm xong, NHS trả bé tận tay mẹ rồi mới tắm bé khác.
  3. Khi đưa bé ra khỏi phòng bệnh để tiêm ngừa, lấy máu.. luôn có đồng thời nhân viên y tế và người nhà đi cùng.

E. Khi ra viện:

  • Nhân viên hành chánh hoàn tất các thủ tục hồ sơ, phát giấy ra viện, giấy chứng sinh cùng các giấy tờ liên quan khác cho người bệnh (có ký nhận). Khi ra viện, người nhà phải xuất trình giấy tờ liên quan cho nhân viên bảo vệ tại cổng bệnh viện.
  • Như vậy, với việc thực hiện vòng đeo tay đôi cho mẹ và bé, quy trình da kề da và chăm sóc bàn giao chặt chẽ các bé khi vào đơn nguyên sơ sinh, chúng tôi hy vọng với quy trình như trên và việc theo dõi và quản lý mẹ và bé trong suốt thời gian nằm viện sẽ giúp cho các mẹ và các thân nhân khi đến sinh tại Khoa Phụ Sản BVĐK Quảng Nam.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 08 Tháng 4 2016 15:17

You are here Tin tức Tin hoạt động BV Quy trình chống nhầm lẫn trẻ sơ sinh tại Khoa Phụ Sản BVĐK Quảng Nam