• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kế hoạch số 565/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo Đề án 1816

  • PDF.
Về việc Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh vịên tuyến trên về hỗ trợ các Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đặc biệt là công tác khám , chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ngành y tế tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực: Trình độ cán bộ đã từng bước được nâng cao thông quan đào tạo, tập huấn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán, điều trị đã được quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước và hoạt động xã hội hóa. Tuy nhiên, chất lượng khám, chữa bệnh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; nguyên nhân của tỉnh trạng này là do thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, chất lượng cán bộ y tế ở tuyến huyện và tuyến xã chưa ngang tầm dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả, công suất với việc đầu tư trang thiết bị y tế, công tác chỉ đoạ tuyến tuy được triển khai song chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Việc cử cán bộ có chuyên môn sâu từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới; luân phiên bác sĩ từ tuyến huyện về khám, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã theo các buổi trong tuần nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tiến tới sự công bằng trong khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

I. Mục đích, yêu cầu:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Đề án 1816) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế các bệnh viện tuyến dưới.

- Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng và tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay từ lần khám bệnh đầu tiên; đồng thời có tác dụng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tại chỗ từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương.

- Giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

II. Nội dung:

1. Trách nhiệm tiếp nhận, tăng cường hỗ trợ từ các tuyến

a. Tiếp nhận sự tăng cường hỗ trợ từ tuyến trung ương:

Các cơ sở điều trị tuyến tỉnh (bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ, bệnh viện YDCT tỉnh, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh viện tâm thần, bệnh viện lao và bệnh phổi, bệnh viện phụ sản tỉnh), căn cứ nhu cầu cần hỗ trợ để xây dựng kế hoạch tiếp nhận sự tăng cường từ tuyến trên theo sự phân công của Bộ Y tế.

b. Tiếp nhận sự tăng cường hỗ trợ từ tuyến tỉnh:

Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện xây dựng kế hoạch tiếp nhận sự tăng cường hỗ trợ chuyên môn từ tuyến tỉnh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh chịu trách nhiệm cử cán bộ luân phiên hỗ trợ chuyên môn theo kê shaọch (thời gian mỗi đợt tối thiểu 03 tháng).

c. Cử cán bộ luân phiên hỗ trợ Trạm Y tế xã, phường, thị trấn:

Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cử cán bộ luân phiên từ Trung tâm y tế để tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, đặc biệt ưu tiên cho các Trạm Y tế chưa có bác sĩ, vùng sâu, vùng xa. Hình thức cử bác sĩ về Trạm y tế khám, chữa bệnh theo các buổi trong tuần.

2. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật

a. Đối với các bệnh viện đa khoa, bệnh viện phụ sản tuyến tỉnh: Căn cứ vào nguồn lực hiện có của đơn vị (nhân lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, ttrang thiết bị hiện có, định hướng phát triển các chuyên khoa) để xác định nội dung, yêu cầu hỗ trợ tăng cường của tuyến trên. Trong đó, cần tập trung một số lĩnh vực: Hồi sức cấp cứu - Chống độc, các chuyên khoa: Mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, tâm thần, lao và bệnh phổi, bệnh truyền nhiễm, sản khoa, nhi khoa, u bướu, các phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật nội soi, các kỹ thuật chẩn đoán kỹ thuật cao… Đặc biệt, cần lưu ý hồi sức sau mổ tại đơn vị.

Riêng bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ cần lưu ý việc hỗ trợ vận hành, sử dụng máy CT.scanner và kỹ thuật mổ chấn thương sọ não, mổ nội soi… từ bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện tuyến Trung ương.

b. Đối với Bệnh viện YDCT tỉnh, bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng: Xác định nội dung, yêu cầu cần sự hỗ trợ của Bênhj viện Y dược học cổ truyền Trung ương, Viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Trung ương trên lĩnh vực y dược học cổ truyền, PHCN và một số chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại phù hợp với tình hình nhân lực và trtang thiết bị hiện có của đơn vị.

c. Đối với Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh phổi: Xác định nội dung, yêu cầu cần sự hỗ trợ của bệnh viện Tâm thần Trung ương 1; Bệnh viện Lao và bệnh phổi Phúc Yên; làm đầu mối để xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa truyền nhiễm của các bệnh viện đa khoa trong tỉnh và trung tâm y tế tuyến huyện.

d. Đối với các bệnh viện đa khoa tuyến huyện:

Căn cứ vào Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ y tế về việc ban hành Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh và quyết định Phê duyệt danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh của Sở Y tế áp dụng tại đơn vị để xây dựng kế hoạch và xác định nội dung cần hỗ trợ , tăng cường chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh; phấn đấu thực hiện đầy đủ các kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật tại đơn vị mình (kể cả y học hiện đại, y dược học cổ truyền, vật lý trị liệu và phcụ hồi chức năng). Ngoài ra, cần lưu ý có sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật đối với các danh mục kỹ thuật vượt tuyến nhưng thực hiện được tại đơn vị. Trong đó, cần tập trung tăng cường hỗ trợ chuyên môn trên các lĩnh vực: Hồi sức tích cực và chống độc, các chuyên khoa lẻ, các loại phẫu thuật theo phân tuyến, nhi khoa và hồi sức sơ sinh, sản khoa, cách vận hành và sử dụng các trang thiết bị hiện có (máy giúp thở, monitor sản khoa, siêu âm…)

e. Đối với các Trung tâm y tế huyện, thị, thành:

* Dựa vào trình độ chuyên môn và trang thiết bị hiện có của các trạm y tế để làm cơ sấmc định nhu cầu và nội dung hỗ trợ chuyên môn cho trạm (do trung tâm y tế, huyện, thị xã, thành phố và bệnh viện đa khoa huyện) chịu trách nhiệm cử cán bộ luân phiên.

* Rà soát danh sách các trạm y tế xã, phường, thị ttrấn chưa có bác sĩ để xây dựng kê shaọch cử cán bộ luân phiên phủtách trạm y tế tuyến xã, thực hiện nội dung tăng cowngf bác sĩ từ Trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện về khám, chữa bệnh tại trạm y tế theo các buổi trong tuần. Đối với các xã có bác sĩ công tác tại trạm, yêu cầu tổ chức khảo sát, xem xét danh mục khám chữa bệnh cần chuyển giao để cử cán bộ tại trạm học tập kiến thức và kỹ năng tại bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện. Việc tăng cường hỗ trợ chuên môn kỹ thuật cho trạm y tế cần lưu ý nội dung khám, chữa bệnh chuyên ngành Nhi khoa, sản khoa (để thực hiện tốt côgn tác khám, chữa bệnh cho trẻ em dới 6 tuổi, lĩnh vực sản phụ khoa).

3. Nguyên nhân và thưòi gian thực hiện

a, Cử cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn (gọi tắt là can sbộ đi luân phiên) từ bệnh viện tuyến trên có khả năng giải quyết được các kỹ thuật chuyên môn theo yêu cầu của tuyến dưới về luân phiên hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dowis. Thời gian công tác do đơn vị cử cán bộ đi luân phiên quyết định nhưng đảm bảo nguyên tắc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dới phải đạt yêu cầu (thực hiện được kỹ thuật độc lập sau khi cán bộ đi luân phiên rút về).

b, Một bệnh viện tuyến trên có thể cử cán bộ giúp đỡ nhiều bệnh viện tuyến dưới. Ngược lại, một bệnh viện tuyến dowis có thể tiếp nhận cán bộ của nhiều bệnh viện tuyến trên đi luân phiên theo chuyên khoa.

c, Về thời gian thực hiện đề án:

- Ban chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức quán triệt triển khai Đề án 1816; khảo sát và xác định nhu cầu hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật của các tuyến, xây dựng kế haọch cử cán bộ luân phiên theo sự phân công tại mục 1, phần IV của kế hoạch này. Các huyện, thị, thành thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án 1816 trong tháng 3/2009 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án (cử cán bộ đi luân phiên) bắt đầu từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009, mỗi năm chia thành hai đợt; đợt đầu năm 2009 từ tháng 3 đến tháng 6, đợt 2 từ tháng 8/2009.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

a, tham mưu thành lập ban Chỉ đạo Đề án 1816 các cấp:

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816 cấp tỉnh, trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở y tế làm phó ban. Tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có bộ phận thường trực (phòng nghiệp vụ Y) chịu trách nhiệm xây dựng kế haọch, đôn đốc tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra việc thực hệin đề án, báo cáo kết quả thực hệin về Ban chỉ đạo Đề án 1816 của tỉnh và Bộ Y tế.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo 1816 của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị, thành tổ chức thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816 của địa phương, thành phần: Phó chủ tịch UBND cấp huyện phụ trách khối văn xã làm trưởng ban, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ bệnh viện đa khoa/trung tâm y tế làm thư ký. Ban chỉ đoạ đề án 1816 của địa phương có bộ phận thường trực (Phó giám đốc phụ trách công tác điều trị và trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp/kế hoạch nghiệp vụ).

b, Tổ chức học tập quán triệt và xây dựng kế hoạch:

- Sở Y tế tổ chức công tác vận động, tuyên truyền chủ trương của Bộ Y tế, ban chỉ đạo Đề án 1816 của tỉnh đến tất cả các đơn vị; chỉ đạo các cơ sở điều trị trong toàn ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án; định kỳ và đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện đề án; tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính

Đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế để thực hiện đề án từ ngân sách địa phương theo phân cấp Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Đảm bảo hỗ trợ tối thiểu: từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng đối với cán bộ tuyến tỉnh về hỗ trợ chuyên môn cho tuyến huyện; 0,5 đến 1 triệu đồng/tháng đối với cán bộ từ tuyến huyện về hỗ trợ chuyên môn cho tuyến xã.

3. Đối với các cơ sở điều trị

- Xác định nhu cầu cần sự hỗ trợ từ tuyến trên, khảo sát thực tế nhu cầu chuyển giao kỹ thuật của tuyến dưới để xây dựng Đề án 1816 của đơn vị mình.

- Đơn vị cử cán bộ đi luân phiên có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để cán bộ đi luân phiên yên tâm, làm việc có hiệu quả.

- Đơn vị tiếp nhận cán bộ đến luân phiên có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về tinh thần và cơ sở vật chất ăn ở, đi lại… (nguồn ngân sách lấy từ nguồn xã hội hóa của đơn vị) để cán bộ đến luân phiên hoàn thành nhiệm vụ.

- Một số vấn đề liên quan đến công tác luân chuyển cán bộ, chỉ đạo tuyến, các đơn vị vẫn thực hiện như đã xác định nhiệm vụ hàng năm của đơn vị mình; tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị, có thể phối hợp giữa các nội dung trên với Đề án 1816 của đơn vị mình.

4. Đối với cán bộ đi luân phiên

- Thông suốt về tư tưởng, tự nguyện, tự giác, an tâm công tác.

- Có kế hoạch hành động cụ thể: Thực hiện kỹ thuật, hướng dẫn thực hành, đào tạo cán bộ tại chỗ cho tuyến dưới theo phương thức chuyển giao công nghệ đảm bảo đạt yêu cầu.

- Chấp hành sự phân công của lãnh đạo đơn vị, thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn đã được Bộ Y tế ban hành.

- Chế độ: Cán bộ luân phiên được giữ nguyên biên chế và được hưởng các chế độ khác như đang công tác tại đơn vị. Cán bộ đi luân phiên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Sở Y tế, UBND tỉnh khen thưởng và được ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng các chế độ khen thưởng khác theo quy định.

Giao Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 25 Tháng 5 2012 14:34

You are here Chỉ đạo Ban chỉ đạo đề án 1816 Kế hoạch số 565/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo Đề án 1816