• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tập san Y học

Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • PDF.

DS. Võ Thị Thu - Khoa Dược

Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có triệu chứng bệnh lý tương tự nhau như ho, thở khò khè, khó thở….Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt về khởi phát bệnh, tần số các triệu chứng và khả năng phục hồi của trình trạng bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

Hen phế quản còn gọi là suyễn, gặp với tỷ lệ cao trong số các bệnh lý đường hô hấp và có xu hướng ngày càng tăng ở hầu hết các nước.Theo Bộ Y tế, 85% trường hợp tử vong do hen có thể tránh dược nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4, ngang với HIV/AIDS, chỉ sau bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư. Dự đoán tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ tăng 30% trong vòng 10 năm tới. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi các bệnh lý khác đang được kiểm soát tốt, có xu hướng giảm hoặc không đổi thì tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang tăng nhanh.Theo thông kê, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình tại các nước châu Á- Thái Bình Dương là 6,3% và Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất (6,7%).

Với tính chất bệnh, cơ chế bệnh sinh…. nên có những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bệnh nhân như sau:

- Hướng dẫn sử dụng các thuốc dạng xịt: đây là dạng ưu tiên khi sử dụng các thuốc dãn cơ trơn đường hô hấp và chống viêm bằng corticosteroid.

duoc

Đọc thêm...

Kỹ thuật bảo vệ nhánh bên bằng bóng trong can thiệp tổn thương phân nhánh động mạch vành (jailed balloon technique)

  • PDF.

Bs Trần Quốc Bảo - Khoa Nội tim mạch

Can thiệp tổn thương phân nhánh luôn là thách thức trong can thiệp động mạch vành, nó gắn liền với tăng thời gian can thiệp, tăng chi phí, tỷ lệ tái hẹp cao, thậm chí gây nhồi máu cơ tim do tắc nhánh bên. Gần đây, kỹ thuật bảo vệ nhánh bên bằng bóng (jailed balloon technique) đã cho thấy những ưu điểm trong khả năng bảo vệ nhánh bên, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong can thiệp tổn thương phân nhánh. Sau đây là các bước trong kỹ thuật này:

tm1

Đọc thêm...

Dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật

  • PDF.

Bs Lê Văn Thức – Khoa Ngoại lồng ngực tiết niệu

Dinh dưỡng chiếm một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh, đặc biệt là trong phẫu thuật. Góp phần lớn vào thành công sau phẫu thuật, giảm các biến chứng thời kỳ hậu phẫu

1. Mục tiêu:

+ Duy trì và phục hồi chức năng sinh lý

+ Giảm phản ứng viêm và quá trình dị hóa

+ Ngăn sự xâm nhập vi khuẩn từ đường ruột vào máu

dd

Xem tiếp tại đây

Phác đồ giảm đau sau mổ ở trẻ em

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa Gây mê phẫu thuật

Điều trị đau sau mổ trẻ em thường không đầy đủ do sai lầm cho rằng trẻ em không hay ít có cảm giác đau, nhất là trẻ sơ sinh.Đau tồn tại ở trẻ em ngay từ lúc sinh (đầu tiên là cảm giác đau sâu).

- Nguyên tắc giảm đau sau mổ trẻ em :

+ Đánh giá mức độ đau dựa vào dấu hiệu lâm sàng.

+ Nên đánh giá đều đặn hiệu quả giảm đau bằng EVA đối với trẻ em>5 tuổi và OPS với trẻ em<5 tuổi.

+ Nên phối hợp các thuốc giảm đau, giảm đau đa phương thức.

gm2

Xem tiếp tại đây

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS)

  • PDF.

Bs Đinh Thị Vi - Khoa Hồi sức tích cực chống độc

1. Một số định nghĩa và khái niệm

- Năm 1992, Hội thầy thuốc phẩu thuật lồng ngực Hoa Kỳ (American College of Chest Physicians) và Hội chăm sóc tăng cường (Society of Critical Care Medicine) đã giới thiệu các định nghĩa về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS), nhiễm trùng toàn thân (sepsis), nhiễm trùng toàn thân nặng (severe sepsis), sốc nhiễm khuẩn (septic shock) và hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS). Ý tưởng sâu xa của việc xác định hội chứng đáp ứng viêm toàn thân là để xác định đáp ứng lâm sàng với một thương tổn không đặc hiệu do nhiễm trùng hoặc không.

hs1

Đọc thêm...

You are here Đào tạo Tập san Y học