• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kỹ thuật gây tê thần kinh quay

  • PDF.

Bùi Ngọc Tài - Khoa GMHS

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Vô cảm là vấn đề bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo vô cảm tốt, an toàn cho người bệnh mà sự ảnh hưởng lên người bệnh là nhỏ nhất dưới tác dụng của thuốc gây vô cảm.

Đối với phẫu thuật chi trên mà vùng thần kinh quay chi phối, thì có nhiều phương pháp vô cảm được đặt ra; trong đó gây tê thần kinh quay là một phương pháp vô cảm đem lại hiệu quả cao về chất lượng vô cảm và ít gây tai biến cho người bệnh.

Gây tê thần kinh quay đã được thực hiện từ lâu bằng cách chọc kim và bơm thuốc tê vào nơi mà TK quay đi qua, thuốc tê  ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi về trung ương và sẽ không có phản xạ làm cho vùng TK quay chi phối mất cảm giác. Tuy nhiên phương pháp này ít được phổ biến cho tới gần đây nhờ khám phá nhiều loại thuốc tê mạnh và ít độc tính cùng với sự tiến triển của ngành phẫu thuật bàn tay, phương pháp gây tê TK quay được áp dụng một cách rộng rãi hơn.

gayte4

Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam bước đầu đã áp dụng kỹ thuật gây tê này và đã đem lại kết quả tốt về chất lượng vô cảm cũng như hiệu quả kinh tế cho người bệnh. Đây là bước tiến mới trong lĩnh vực gây mê hồi sức ở bệnh viện, góp phần vào sự thành công của phẫu thuật cũng như sự tiến bộ và phát triển của bệnh viện.

II/ ĐẶC ĐIỂM, CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Đây là phương pháp gây tê đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả để mổ chi trên  mà vùng TK quay chi phối. Thành công chắc chắn với tỷ lệ cao, lượng thuốc tê ít hơn so với phương pháp gây tê tùng thần kinh cánh tay. Nó dựa trên cơ sở là: Từ đây thuốc tê sẽ tiếp xúc với những rễ thần kinh, ngăn chặn sự dẫn truyền của TK, làm mất cảm giác phía dưới mà TK này chi phối.

III/ CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1/ Chỉ định:

Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh quay chi phối, tê đơn thuần hoặc phối hợp với tê TK khác, hoặc bổ trợ cho tê đám rối TK cánh tay.

2/ Chống chỉ định:

Tiền sử dị ứng với thuốc tê

IV/ KỸ THUẬT TIẾN HÀNH

1/ Tê Thần Kinh Quay Vùng Khuỷu Tay:

a/ Tư thế bệnh nhân

Nằm ngữa, tay dạng 90o, bàn tay ngữa

b/ Mốc

-  Bờ ngoài gân cơ nhị đầu
-  Nếp khuỷu

c/ Kỹ thuật

-  Điểm chọc kim là 2cm ngoài của bờ gân cơ nhị đầu, ngay trên nếp khuỷu tay
-  Dùng kim nhỏ 23G, dài 30-40mm chọc vuông goc với mặt da cho tới khi kim chạm xương, rút lùi kim lại vài milimet, hút kiểm tra không có máu, không cần tìm “dị cảm” bơm 5-10ml thuốc tê.

2/ Tê Thần Kinh Quay Ở Cổ Tay.

a/ Tư thế bệnh nhân

Nằm ngữa

b/ Mốc

Bờ ngoài cẳng tay và rãnh thuốc lào

c/ Kỹ thuật

- Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay ngay trên rãnh thuốc lào.

- Dùng một kim nhỏ 23G dài 40mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút kim lại đến chổ chọc kim, xoay ngược hướng 180o hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc tê dưới da.

-  Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa vòng cổ tay.

-  Không trộn Adrenalin vào thuốc tê.

 gayte1

 Hình 1: Gây tê TK quay ở cổ tay

V/ TAI BIẾN

-  Cuộc mổ phụ thuộc vào kỹ thuật gây tê
-  Bất lợi cho những cuộc mổ thời gian kéo dài
-  Đau ở hậu phẫu sớm hơn các phương pháp vô cảm khác.

VI/ KẾT LUẬN

Đây là phương pháp gây tê tương đối an toàn, ít tai biến. Tuy không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp khác nhưng có tỷ lệ thành công cao nếu có đúng chỉ định. Tỷ lệ thành công này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật gây tê .

VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng Gây Mê Hồi Sức Tập II  (Trường ĐHY Hà Nội )

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 6 2013 16:40

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Kỹ thuật gây tê thần kinh quay