Bs Nguyễn Thị Hải -
Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn
Rối loạn lipid máu là một biến chứng thường gặp của bệnh thận mạn. Tình trạng tăng ure huyết dẫn đến những thay đổi khác nhau về số lượng và chất lượng của lipoprotein trong máu. Thông thường, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có đặc điểm là nồng độ HDL-C thấp và nồng độ TG cao, cũng như những thay đổi thành phần khác trong lipoprotein. Nhìn chung, những thay đổi như vậy được cho là thúc đẩy xơ vữa động mạch, góp phần tăng gánh nặng tim mạch ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
Thay đổi cấu trúc của LDL-C
Cholesterol có nguồn gốc từ apolipoprotein B (ApoB), chẳng hạn như lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL), tích tụ trong nội mạc mạch máu và rất quan trọng để bắt đầu các quá trình xơ vữa động mạch. Do đó, giảm mức LDL-C là chiến lược chính để giảm nguy cơ tim mạch trong dân số nói chung cũng như ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Tuy nhiên, mức LDL và cholesterol toàn phần không tăng đáng kể ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Đúng hơn, sự thay đổi cấu trúc là đáng chú ý ở LDL-C, với ưu thế là các LDL nhỏ dày đặc. Do đó khả năng thâm nhập vào nội mô động mạch tăng lên và tăng tính nhạy cảm với quá trình oxy hóa, các hạt LDL nhỏ dày đặc được biết là có tính gây xơ vữa động mạch hơn các LDL trọng lượng phân tử lớn hơn.
Khiếm khuyết chuyển hóa ở HDL-C
HDL-C tham gia vào quá trình vận chuyển cholesterol từ ngoại biên về gan để loại bỏ các cholesterol dư thừa khỏi mô ngoại biên và được biết là có tác dụng bảo vệ chống lại quá trình xơ vữa động mạch. Sự tổng hợp HDL bị xáo trộn ở nhiều khía cạnh trong điều kiện tăng urê huyết. Đầu tiên, quá trình tổng hợp apolipoprotein AI (ApoA-I) ở gan, một apolipoprotein chính của HDL bị giảm đáng kể. Thứ hai, dòng các cholesterol tự do từ đại thực bào mô thông qua các chất vận chuyển liên kết ATP (ABC), chẳng hạn như ABCA1 và ABCR1, bị gián đoạn, dẫn đến sự trưởng thành khiếm khuyết của HDL mới sản xuất. Thứ ba, cả nồng độ trong máu và hoạt động của lecithin-cholesterol acyltransferase (LCAT), chất chuyển đổi cholesterol tự do thành cholesteryl ester (CE) để tạo thành HDL-C trưởng thành, đều giảm. Hơn nữa, hoạt động của protein chuyển cholesteryl ester (CETP) được tăng cường ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Vì CETP hỗ trợ trao đổi TG và CE giữa các lipoprotein HDL và ApoB, nên hoạt động CETP được tăng cường dẫn đến giảm mức HDL-C. Kết quả là, nồng độ trong huyết tương và sự trưởng thành của HDL-C bị suy giảm đáng kể ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, góp phần làm giảm chức năng chống oxy hóa và chống viêm của các HDL dưới tình trạng tăng ure huyết.
Quá trình dị hóa chậm của lipoprotein giàu TG
TG là thành phần chính của lipoprotein giàu TG, chẳng hạn như lipoprotein trọng lượng rất thấp (VLDL) và chylomicron (CM). Các lipoprotein giàu TG trong máu liên kết với các tế bào nội mô mạch máu, gây ra tình trạng viêm cục bộ, đặc trưng bởi sự tăng của integrins, tạo ra các loại oxy phản ứng, sản xuất cytokine và kích hoạt bổ thể. Tăng triglycerid máu là dấu hiệu sớm của bệnh thận mạn và là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Sự tăng nồng độ TG trong huyết tương chủ yếu là do quá trình dị hóa chậm của các lipoprotein giàu TG. TG được đóng gói trong VLDL hoặc CM bị thủy phân thành axit béo tự do bởi lipoprotein lipase (LPL). Tuy nhiên LPL giảm trong điều kiện tăng urê huyết. Hơn nữa, hoạt động của LPL cũng giảm ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, do tình trạng kháng insulin do hormone tuyến cận giáp gây ra. Sự thanh thải của các hạt VLDL tuần hoàn cũng bị khiếm khuyết trong tình trạng tăng urê huyết do sự điều hòa giảm của các thụ thể VLDL trong tế bào mỡ và tế bào cơ.
Rối loạn lipid máu và kêt cục tim mạch liên quan đến bệnh thận mạn
Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và nguy cơ biến cố tim mạch được minh họa rõ nhất ở việc tăng LDL-C trong dân số nói chung. Tuy nhiên trong số những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, mối quan hệ phân loại này phần lớn bị mờ nhạt. Thật vậy, bệnh nhân mắc ESRD thường phải đối mặt với các tình trạng bệnh lý bao gồm thiếu máu, tăng thể tích máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa xương và điện giải. Tất cả những điều này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh cơ tim tăng ure máu, một dạng xơ hóa cơ tim ở những bệnh nhân mắc bệnh CKD và ESRD. Tăng triglycerid máu cũng là một kiểu hình phổ biến của rối loạn lipid máu ở bệnh nhân CKD, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường và đang chạy thận nhân tạo.
Vai trò của statin trong điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn
Rối loạn lipid máu và tiến triển bệnh thận mạn
Mặc dù việc kiểm soát rối loạn lipid máu chủ yếu nhằm mục đích giảm nguy cơ biến cố tim mạch, nhưng các thông số liên quan đến chức năng thận, như giảm eGFR, protein niệu và bắt đầu lọc máu, cũng có tầm quan trọng đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Vì thận là một cơ quan có nhiều mạch máu, và ảnh hưởng tổng thể của rối loạn lipid máu cũng có hại cho giường mạch máu của thận, có thể dễ dàng dự đoán rằng các kết cục bất lợi ở thận có thể liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sang Heon Sub, Soo Wan Kim, Dyslipidemia in Patients with Chronic Kidney Disease, Diabetes & Metabolism Journal 2023;47(5):612-629
- 08/03/2024 16:32 - U di căn não
- 06/03/2024 15:32 - Đại cương về ung thư thanh quản
- 05/03/2024 06:09 - Điều trị cấp cứu gãy khung chậu
- 02/03/2024 14:54 - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân suy giảm m…
- 28/02/2024 15:24 - Bỏng hô hấp
- 24/01/2024 20:04 - Vạt cục bộ tốt nhất tái tạo chi dưới
- 15/01/2024 21:42 - Trật khoá khớp vai ra trước bỏ sót
- 02/01/2024 19:49 - Tổng quan kháng sinh
- 31/12/2023 08:11 - Liệu pháp NPWT trong điều trị các vết thương cấp t…
- 26/12/2023 21:02 - Gây mê phẫu thuật thần kinh (p.2)