• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc người bệnh có mở khí quản

  • PDF.

ĐD Trần Diệu Hằng-Khoa Ung bướu

1. Định nghĩa: Mở khí quản là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da qua canule Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn  cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép giúp thở nhân tạo dài ngày. Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản.

mkq

Giới thiệu ống mở khí quản:

Canule  có 3 thành phần gồm:

Canule Interne:   ống nằm trong.

Canule Externe:  ống ngoài cùng.

Mandrain:            nòng

2. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản:

2.1. Chỉ định mở khí quản.

2.1.1. Các trường hợp gây trở ngại đường hô hấp trên:

Các trường hợp này bao gồm các nguyên nhân làm cản trở sự thông khí từ mũi tới thanh hầu: 

- Vết thương vùng mũi, thanh quản. 

 -Các khối u vùng mũi, mặt 

- Các dị vật đường khí quản 
- Bệnh bạch hầu thanh quản 
2.1.2. Những tổn thương ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp: 

Những thương tổn này ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí. 

- Chấn thương sọ não, dập não, hôn mê sâu. 

- Các biến chứng sau mổ: u não, áp xe não, u hố sau. 

- Các trường hợp viêm màng não nặng nề ảnh hưởng tới hô hấp có tăng tiết nhiều đờm dãi. 

2.1.3. Một số phẫu thuật lồng ngực làm ảnh hưởng tới có hô hấp và sự co giãn của phế nang :

- Phẫu thuật cắt thùy phổi, bóc tách màng phổi 

- Sau một số phẫu thuật ở lồng ngực và trung thất 

2.1.4. Cơn viêm cấp trong giãn phế quản gây ngạt thở nặng ở những nơi không có điều kiện đặt nội khí quản 

2.1.5. Các trường hợp khác 

- Dự phòng sự ngạt thở có thể xảy ra trên đường vận chuyển người bệnh ở tới cơ sở điều trị. 

- Để chuẩn bị cho một phẫu thuất lớn như khối u hạ họng… 

2.2. Chống chỉ định mở khí quản:

- Người bệnh có rối loạn về đông máu 

- Viêm trung thất 

- Người bệnh có tuyến giáp quá to 

3. Ưu điểm và bất lợi của việc mở khí quản

3.1. Ưu điểm: 

- Làm giảm khoảng chết trong bộ máy hô hấp. Trao đổi khí với máu chỉ xảy ra phế nang, thể tích không khí từ mũi đến phế nang chỉ là một ống dẫn là khoảng không có tác dụng, gọi là “khoảng chết”. Việc mở khí quản làm cho không khí ngoài trời chuẩn bị vào trao đổi, được đổi mới một cách dễ dàng với các động tác thở không phải gắng sức lắm. Đặc biệt mở khí quản sẽ giảm được khoảng chết gồm không khí ở đoạn mũi, miệng, họng, thanh quản. Sự thông khí ở phế nang tăng lên khi thể tích lưu thông giảm xuống

- Làm tăng hiệu quả của việc hút đờm giãi. 

-Mở khí quản còn là biện pháp đưa thuốc, oxy trực tiếp xuống đường hô hấp dưới một cách tốt hơn. 

- Có canule sẽ thuận tiện cho việc hô hấp hỗ trợ, giảm sức cản đường thở, đảm bảo thể tích khí lưu thông. 

- Mở khí quản làm giảm ứ trệ tuần hoàn máu trong hệ thống tĩnh mạch. 

3.2. Bất lợi của việc mở khí quản

- Khi mở khí quản không khí khô và lạnh trực tiếp vào phổi gây tác hại đến niêm mạc đường hô hấp dưới. Các tế bào này bị kích thích gây bài tiết nhiều dễ dẩn đến teo đét. 

- Không khí hít vào không được thanh lọc vi khuẩn, bụi, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường thở. 

- Khí quản tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên dễ bị nhiễm khuẩn

4. Tai biến ngay sau khi đặt:

Chảy máu chân mở khí quản, sút ống trong những giờ đầu sau khi đặt, tắc nghẽn do đàm nhớt, tắc nghẽn do cục máu đông, tràn khí dưới da.

5.  Biến chứng:

Viêm phổi, nghẹt đàm, nhiễm trùng da chung quanh ống, sút ống, xẹp phổi, dò khí thực quản, hẹp khí quản.

6. Quy trình chăm sóc bệnh nhân mở khí quản:

- Báo và giải thích cho người bệnh

- Chuẩn bị dụng cụ

- Nhận định chỉ số oxy

- Gắn và thử máy hút đờm

- Chuẩn bị tư thế cho người bệnh

- Bộc lộ nơi mở khí quản

- Cho người bệnh ngưng thở oxy (trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu khó thở hay cần thở oxy thì duy trì cho người bệnh)

- Vỗ lưng cho người bệnh nếu cần

- Nhân viên y tế sát khuẩn tay nhanh

- Tiến hành hút đờm nhớt nơi mở khí quản, mũi, miệng

- Rửa tay nhanh và mang găng tay

- Mở mâm vô trùng và chuẩn bị dụng cụ trong mâm

- Dùng kẹp lấy băng dơ cho vào túi rác, ngâm kẹp vào thau đựng dung dịch sát khuẩn

- Đặt gạc lớn lên ngực cho người bệnh

- Dùng kẹp gắp bông rửa sạch mặt trên miệng canule, không lau khô, không sát trùng, khi thực hiện cần chú ý giữ yên canule để tránh người bệnh bị kích thích

- Tiếp tục rửa sạch mặt bên ngoài canule, lau khô, sát trùng

- Tiến hành rửa da chung quanh và vùng da phía dưới canule sau đó thực hiện thay dây cố định mới

- Kỹ thuật thay dây cố định mở khí quản: Luôn thay dây mới hoàn tất trước khi cắt dây cũ, thay dây bên xa trước dây bên gần thay sau, sau khi xỏ dây vào 2 bên canule nhân viên y tế dung kẹpluồn dây bên xa qua bên gần của mình. Tiến hành cột gút cạnh bên cổ người bệnh. Nhân viên y tế cần cột gút dẹp và tránh gút nằm trên đường đi dộng mạch

- Khi cột xong sẽ tiến hành cắt dây cũ.

- Sát trùng lại 2 đầu canule và da nơi dây cũ

- Gắp gạc trên ngực bỏ vào túi rác

- Sát trùng lại vùng da chung quanh trước khi tiến hành che chân mở khí quản.

- Dùng kẹp đắp gạc che chân mở khí  quản

- Đặt gạc thật mỏng vô trùng che lỗ trên canule và dung  băng keo cố định lại

- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết công việc đã thực hiện xong

- Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái

- Dọn dẹp dụng cụ, ghi hồ sơ                     

Tài liệu tham khảo          

1. Quy trình chăm sóc người bệnh “Bộ y tế năm 2001”

2. Kỷ năng thực hành và  điều dưỡng “ Nhà xuất bản y học”

 http///www.dieuduonghbu.com

You are here Đào tạo Tập san Y học Chăm sóc người bệnh có mở khí quản