• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Lây truyền và phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu

  • PDF.

Trong thời gian qua, bệnh viêm màng não do não mô cầu xuất hiện ở một số tỉnh miền Nam đã gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Đây là loại bệnh truyền nhiễm ở người, có thể gây thành dịch, nhất là ở trẻ em và thanh niên. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, chưa có dấu hiệu nào cho thấy dịch sẽ bùng phát. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng.

LOẠI VI KHUẨN NÀO GÂY BỆNH?

- Là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitides gây ra, gồm các nhóm A, B,C, Y và W135 dựa vào các tính chất khác nhau của các kháng nguyên polysaccharides ở thành tế bào.

- Đây là cầu trùng Gram âm, kích thước thay đổi, có thể thấy ở dạng đơn độc hoặc song cầu hình hạt đậu với hai mặt dẹt đối diện nhau và có thể nằm trong hoặc ngoài bạch cầu đa nhân.

nmc

Não mô cầu gây viêm màng não mủ nhìn trên kính hiển vi

DỊCH XẢY RA

  • Việt Nam:

- Hiện nay chưa xuất hiện thành dịch.

- Dễ gây thành dịch nhất là trong gia đình, nhà trẻ, khu phố.

- Nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

- Đây là bệnh phòng ngừa được bằng vaccin.

- Bệnh VMN do NMC nhóm A lưu hành ở nhiều nơi.

- Bệnh thường phát tán trong hội chứng VMN mủ và đã gây thành dịch ở một số huyện miền núi phía Bắc.

TIÊU DIỆT VI KHUẨN

  • Tiêu diệt ở 50ºC/5 phút, 100ºC/30 giây.
  • VK dễ bị diệt với hoá chất thông thường ( vd Chloramin B 25% …).
  • Sức đề kháng của NMC rất yếu.
  • Sống trong dịch não tuỷ nhưng sau khi ra ngoài cơ thể vài giờ sẽ chết.
  • Nhiệt độ -20ºC VK vẫn có thể sống được.
MIỄN DỊCH :

Miễn dịch tự nhiên:

- Hiện tượng miễn dịch tự nhiên đối với não mô cầu được hình thành trong khoảng 20 năm đầu tiên của cuộc sống con người. Kháng thể được tạo ra do màng não mô cầu ở vùng mũi họng. Kháng nguyên gây miễn dịch của não mô cầu nhóm A và C tạo kháng thể chuyên biệt IgG hay IgM. Riêng đối với nhóm B chỉ tạo đáp ứng miễn dịch yếu.

- Trẻ em có miễn dịch thụ động do được mẹ truyền qua kháng thể IgG. Lúc mới sinh, trên 50% trẻ em có kháng thể diệt được não mô cầu. Khi trẻ được 6 – 24 tháng tuổi, lượng kháng thể này giảm nhanh nhưng sẽ gia tăng trở lại ở giai đoạn trưởng thành và người lớn có thể đạt tỷ lệ 70% có kháng thể.

Sau khi khỏi bệnh :

- Người bệnh có miễn dịch với VK NMC đồng týp huyết thanh,

- Thời gian miễn dịch không dài, có thể 2-3 năm,

- Người bệnh có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một týp VK khác.

A. LÂY TRUYỀN

- Theo đường hô hấp.

- Bệnh được truyền qua các hạt nước bọt.

- Qua tiếp xúc bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm VK từ bệnh phẩm BN; hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng.

- Sau khi NMC xâm nhập vào cơ thể : ủ bệnh 1-10 ngày, trung bình 5-7 ngày

bslan1

Đường lây truyền

1. Lây truyền qua tiếp xúc

- Tiếp xúc trực tiếp :: Da với da, ăn đồ ăn thức uống và truyền máu mang tác nhân gây bệnh.

- Tiếp xúc gián tiếp :: Qua vật trung gian truyền bệnh: Bàn tay, găng tay, dụng cụ, đồ vải ô nhiễm.

2. Lây truyền qua giọt bắn

-  Xuất phát từ người mang mầm bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, trong thủ thuật hút đàm dãi, nội soi

-  Văng bắn vào các màng niêm mạc của người tiếp xúc trong phạm vi < 1m.

bslan8

B. PHÒNG NGỪA:

I. Phòng ngừa qua tiếp xúc

- Những bệnh nguyên hô hấp thường gặp có thể sống trong vài giờ hay thậm chí vài ngày trên bề mặt môi truờng (vd tay nắm cửa).

- Khi ta sờ vào tay BN, tay NVYT, hay bề mặt môi trường bị nhiễm có thể bị nhiễm bệnh nguyên ở tay.

- Sau đó tay tiếp xúc với bề mặt cơ thể khác chẳng hạn như niêm mạc mũi hay kết mạc mắt, hay lây nhiễm với khu vực trung gian khác.

„ Áp dụng thêm vào với phòng ngừa chuẩn.

„ Hạn chế di chuyển BN ra ngoài khu vực cách ly.

„ Đảm bảo tiếp xúc tối thiểu giữa các BN.

„ Buồng riêng cho mọi bệnh nhân (nếu có thể)

„ Đi găng, mũ, áo choàng, bao chân khi tiếp xúc với BN, bề mặt, vật liệu bị nhiễm khuẩn và cởi trước khi ra khỏi buồng bệnh.

*  Mang găng khi vào và tháo găng trước khi ra khỏi buồng bệnh.

*  Chú ý sau khi tháo găng phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, sau đó không sờ vào bề mặt môi trường và vật dụng trong buồng bệnh.

*  Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, và khi rời buồng bệnh

*  Làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ với môi trường thích hợp

bslan2

bslan3

bslan4

bslan5

bslan6

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUẨN

-  Rửa tay

-  Mang găng, khẩu trang, kiếng bảo vệ, áo choàng và bao chân dựa trên đánh giá nguy cơ để tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết.

-  Bố trí, vận chuyển bệnh nhân phù hợp

-  Xử lý đúng thiết bị chăm sóc bệnh nhân và đồ vải bẩn

-  Phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn

-  Vệ sinh môi trường

-  Xử lý chất thải

II. Phòng ngừa qua giọt bắn

„- Áp dụng thêm vào với phòng ngừa chuẩn.

- Giọt bắn lây truyền khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi. 

Ví dụ: Adenovirus, cúm người, SARS, cúm gia cầm A (H5N1), não mô cầu, phế cầu, bạch hầu họng, viêm phổi do Mycoplasma, ho gà, quai bị. 

- Thông thường gịot bắn di chuyển khoảng cách ngắn (1 mét) nhưng có thể rơi trên mũi, miệng hay mắt người không được bảo vệ hay bề mặt môi trường.

- Giọt bắn không lơ lững trong không khí.

+ Phòng ngừa qua giọt bắn đòi hỏi sử dụng KT ngoại khoa khi đứng trong khoảng cách 1 mét từ BN.

+ Áp dụng bất kỳ khi nào chăm sóc BN nghi ngờ hay xác định có bệnh lây truyền qua giọt bắn.

bslan7

*         Bố trí buồng riêng cho mỗi BN (nếu có thể).

*         Hạn chế di chuyển bệnh nhân, bệnh nhân đeo khẩu trang ngoại khoa khi rời buồng bệnh.

-   Mang khẩu trang nhất là những thao tác cần tiếp xúc gần với BN.

-   Vấn đề thông khí và xử lý không khí đặc biệt không cần đặt ra trong đường lây truyền này.

(BN và NVYT mang KT ngoại khoa).

* BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHUNG

  • Cách ly BN.
  • Vệ sinh môi trường : Tăng ánh sáng và độ thông thoáng cho nơi ở, làm việc, sinh hoạt, học tập.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân : Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  • Chủ động tiêm phòng vaccin : Để phòng bệnh.
  • Điều trị dự phòng : Thành viên trong gia đình BN, NVYT và người tiếp xúc trực tiếp với BN : Rifamycin, Sulfamid, Tetracyclin, Chlorocid.

Tất cả những người tiếp xúc gần gũi với một người bị nhiễm não mô cầu nên: 

- Được bác sĩ cho toa mua thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.

- Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm bệnh.

  • Nếu trong tập thể xuất hiện VMNMC được xác định : Cần hạn chế tụ họp, mọi người thực hiện đeo KT phòng bệnh và uống KS dự phòng

C. TIÊM CHỦNG :

Tiêm vắc xin phòng bệnh có hiệu quả tốt nhưng phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tiêm cho các đối tượng sống trong vùng dịch, những người sống trong cộng đồng khép kín hoặc các cộng đồng có báo cáo về các trường hợp nhiễm náo mô cầu. Không được tiêm cho người quá mẫn cảm với bất cứ thaanhf phần nào của vắc xin, các trường hợp sốt, nhiễm khuẩn cấp tính và dị ứng đang tiến triển, người mắc các bệnh mãn tính. Cẩn trọng khi tiêm cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết. 

I. Đối tượng tiêm chủng

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi : Vắc xin không hiệu quả đối với trẻ quá nhỏ vì thế không tiêm chủng.
  • Đối với trẻ 2 tuổi :

- Khả năng sinh miễn dịch kém.

  • Đối với trẻ <5 tuổi (VK týp A và C):

- KT giảm đáng kể sau 3 năm nếu tiêm một mũi duy nhất.

+ Trẻ < 4 tuổi : giảm từ 90% xuống còn <10% (VK týp A) trong vòng 3 năm.

+ Trẻ > 4 tuổi : giảm 67% ( VK týp A ) trong vòng 3 năm.

  • Đối với người lớn khoẻ mạnh :

- KT giảm nhưng vẫn đủ để phát hiện tới 10 năm sau tiêm.

  • Trẻ em và người lớn : Tiêm bắp với một liều duy nhất 0,5ml.
  • Vaccin có thể tiêm đồng thời với các loại vaccin khác nhưng tiêm ở những vị trí khác nhau.
  • Những người làm việc trong phòng thí nghiệm-nơi thường tiếp xúc với NMC những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch NMC thì nên tiêm.
  • Khả năng phòng vệ kém và thường bị bệnh nặng hơn các đối tượng khác ở: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người già và BN AIDS.
  • Hiện nay chưa có loại vaccin phòng NMC týp B (trong khi đó ở VN thường gặp là týp A,B,C).

II. Nồng độ sau tiêm

  • Nồng độ KT đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm sau 7-10 ngày

III. Tiêm chủng nhắc lại

  • Người đang sống trong vùng có vụ dịch xảy ra.
  • Đốí với trẻ 4 tuổi : tiêm nhắc lại sau 2-3 năm.
  • Đốí với trẻ lớn và người lớn : tiêm nhắc lại sau 3-5 năm ( do nồng độ KT bảo vệ trong máu giảm nhanh sau 2-3 năm ).

IV. Phản ứng sau tiêm chủng

  • Thường rất nhẹ

- Đau, đỏ nơi tiêm, thường mất đi sau 1-2 ngày, gặp khoảng 5-10%.

- Phản ứng toàn thân như đau đầu, mệt mỏi gặp 2-5%.

- Sốt nhẹ 3%.

  • Phản ứng nặng : Thường hiếm gặp.

- Dị ứng : quá mẫn, mày đay, khó thở…

- Lơ mơ.

- Động kinh, mất cảm giác.

V. Chống chỉ định tiêm chủng

  • Dị ứng nặng với một thành phần của vaccin.
  • Phản ứng nặng sau lần tiêm đầu.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú hay dùng thuốc ức chế miễn dịch không phải là chống chỉ định.

D. KHỬ, TIỆT KHUẨN

  • Xử lý chất thải
  • Xử lý dụng cụ
  • Xử lý đồ vải
  • Vệ sinh khoa phòng
theo qui trình Bộ Y Tế đã ban hành.

BS TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN
KHOA KSNK BV ĐK QUẢNG NAM biên soạn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 7 2012 19:41

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Lây truyền và phòng ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu