• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 - Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25/5 đến 31/5

  • PDF.

Khoa Dược

Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, luồng này nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc, luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.

Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp khói thuốc vào các chất gây ung thư (carcinogen) bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư , gồm những chất như:  nicotin, Carbon monoxide (khí CO), hắcín(Tar)   và benzen,fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.

Tại Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em, Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013, với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Nhằm tiếp tục tăng cường thực thi Luật PCTH thuốc lá và hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31 tháng 5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ 25/5 đến 31/5, Giám đốc Bệnh viện ĐK Quảng Nam đã ra Chỉ thị: “về việc triển khai thực hiện và tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền  Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá” yêu cầu các khoa, phòng  trong toàn Bệnh viện tổ chức, triển khai thực hiện. Ban chấp hành Công đoàn, các Chi đoàn,  đã quán triệt, triển khai một cách đồng bộ bằng nhiều hình thức, biện pháp đến 100% cán bộ, nhân viên, đoàn viên,  như: tuyên truyền cung cấp thông tin và hiểu về tác hại của hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động; tổ chức vận động, phát động tới từng khoa, phòng, các tổ chức quần chúng tham gia đăng ký không hút thuốc lá; treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về những tác hại của việc hút thuốc lá; gắn biển báo “cấm hút thuốc lá” trong toàn Bệnh viện, nơi có nhiều người qua lại; xây dựng ý thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên, đoàn viên, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho người bệnh, người thân người bệnh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ; tư vấn, hỗ trợ những người đang hút thuốc lá để họ từ bỏ hút thuốc lá; kịp thời nhắc nhở khi có người hút thuốc lá trong Bệnh viện, nghiêm cấm buôn bán thuốc lá ở các quầy dịch vụ, ăn uống, giải khát, căn tin trong Bệnh viện.

thuola1

thuola2


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 19:19

You are here Tin tức Y học thường thức Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 - Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25/5 đến 31/5