• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doctor”

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội TM

Một chia sẻ từ links share của một người bạn trên facebook. Tâm đắc với những tâm sự của tác giả, một bác sĩ đã trải qua bao trăn trở của cuộc đời, tôi xin mạn phép được dịch để cùng hiểu hơn những hy sinh của những con người với khát khao mang cuộc sống trở lại cuộc đời. Tiêu đề của bài viết không khó để dịch, nhưng ngẫm lại,  “good doctor” cảm thấy quá khó, là bác sĩ “ tốt” hay bác sĩ “giỏi” đây, thiếu một trong hai điều là không thể... Tôi dịch không thật quá sát, và đôi khi không chuyển tải hết suy nghĩ của tác giả, nên xin giới thiệu bản gốc để bạn tiện theo dõi...

goodoctor1

1. Bạn muốn giàu có

Có rất ít những người làm việc trong ngành y trở thành triệu phú, ít nhất là không phải ở Châu Âu. Nếu giàu có như chính bạn mong ước, bạn có thể có rất nhiều cách dễ dàng để có nhiều tiền, ít đau tim và mệt đầu. Nếu bạn muốn trở thành triệu phú trước tuổi 30, lời khuyên dành cho bạn là hãy tránh xa cổng trường đại học. Hầu hết các bác sĩ trong cái nghề này đều thấu hiểu điều đó và tự thỏa mãn rằng: kỹ năng và kiến thức họ có được là để cứu người, và chấp nhận cuộc sống mỗi ngày như là một phần của công việc.

2. Bạn muốn thay đổi thể giới

Bạn cũng phải dẹp bỏ suy nghĩ mình sẽ trở thành một bác sĩ siêu anh hùng có thể giải quyết được từng vấn đề y học. Vâng, bác sĩ có thể làm những điều rất tuyệt vời khi áp dụng kỹ năng của họ vào hoàn cảnh thích hợp. Nhưng nên nhớ rằng, dù bạn có ý định tốt bao nhiêu, bạn sẽ không thể vượt qua được các vấn đề gây ra bởi sự nghèo nàn, chiến tranh, xã hội thờ ơ hay tham nhũng cũng như trục lợi trong chi phí điều trị. Điều này không có nghĩa là bạn không thể giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi những điều đó, mà bạn sẽ thấy rằng mình quá nhỏ bé để làm ra những điều làm thay đổi thế giới.

3. Rãnh rỗi cuối tuần

Nếu trải qua trường y, bạn sẽ có một núi công việc chồng chất, và cuối tuần sẽ dành cho bài vở đến hạn nộp hoặc là ôn tập và thi cử. Khi bạn trở thành một bác sĩ trẻ, chính bạn sẽ có một lịch công việc dày đặc với lịch trực cuối tuần và bạn phải đổi với một ai đó để có thể đi du lịch hoặc cưới hỏi hoặc bất cứ việc gì khác. Và trong một ngày nắng đẹp, khi những người bạn ngoài ngành y của bạn đang vui vầy với ăn uống tiệc tùng thì bạn hàng giờ chăm sóc cho những người bệnh xuất huyết tiêu hóa, và rồi sẽ tự hỏi vì sao mình lại chọn con đường này.

4. Một đêm ngủ ngon

Đã qua rồi cái thời các bác sĩ trực trong 48 đến 72 giờ rồi làm phòng mạch sau đó rồi lên giường. Cách sắp xếp công việc hiện đại đã tạo ra cái gọi là “tuần của những buổi tối”, có nghĩa là bạn sẽ phải trực và làm việc trong 4 hoặc 5 và đôi khi là 7 buổi tối liên tiếp.

Là một người trải qua điều này tôi có thể khẳng định đây là một điều khá vô nhân đạo. Câu chuyện mà các bác sĩ tâm sự với nhau trong đêm trực thường là chủ đề thay đổi nghề hoặc bỏ việc. Nhưng đừng lo, rồi mọi thứ sẽ được quên đi khi một ngày trực trở lại.

5. Bạn muốn tránh cảm giác mình như thằng ngốc

Bạn sẽ phạm lỗi lầm từ lần này đến lần khác trong công việc này và điều này sẽ gây nguy hiểm cho một ai đó, đơn giản là bởi vì mọi điều bạn làm điều ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh nhân.

Hơn nữa, đôi khi bạn sẽ bị chỉ trích bởi những bác sĩ có kinh nghiệm, những người nghĩ rằng giảng dạy bằng sĩ nhục là cách duy nhất đúng. Lúc đó, bạn cảm thấy mình như một thằng ngốc và nếu bạn thật sự hoảng sợ điều đó, tôi khuyên bạn nên chọn lựa một ngành khác ngay lập tức.

6. Bạn luôn muốn đặt gia đình và bạn bè lên trên hết

Là một người bác sĩ, công việc đối với bạn luôn được ưu tiên, và đơn giản là bạn không thể trốn tránh trách nhiệm mà bạn đã cam kết trước đó. Tôi biết rất nhiều đồng nghiệp đã phải từ bỏ vai trò của một người đàn ông đúng nghĩa với bạn bè bởi vì không ai đổi trực được cho anh ta và bệnh viện từ chối sắp xếp người thay thế cho anh ta.

Ngoài trừ khi đau ốm hoặc mất người thân, ưu tiên của bạn chính là công việc. Bạn bè và gia đình có thể sẽ rất khó để hiểu được điều này. Họ sẽ cần thời gian để làm quen với điều đó, hoặc đôi khi một trong số họ sẽ xóa số của bạn.

7. Bạn mong ước làm vui lòng mọi người

Cho dù đó là bạn bè hay gia đình hoặc là bệnh nhân trong tương lai của bạn, tốt hơn bạn nên làm họ thất vọng lần này đến lần khác. Nói với vợ bạn bạn cần trì hoãn một cuộc hẹn bởi vì bạn đang có một trường hợp khó, hoặc bạn cần nói với bệnh nhân rằng bạn sẽ không thể mổ cho họ vì họ chỉ còn có thể sống ba tháng, và cả hai trường hợp này sẽ làm đối phương thất vọng. Mỗi trường hợp đều là một thử thách và cần những kỹ năng giao tiếp, nhưng điểm mấu chốt là sẽ có lúc bạn sẽ làm cho một ai đó muốn đánh bạn hoặc khóc lóc trong tuyệt vọng.

8. Sự sáng tạo của bạn

Không nhiều người thừa nhận điều này, nhưng ngành y là một ngành tập hợp những con người sáng tạo và buộc họ trở thành những kẻ tham công tiếc việc, chằng còn chỗ cho sự sáng tạo. Nếu bạn muốn bằng chứng cho vấn đề này, hãy đi ăn tối cùng một vài bác sĩ, chắc rằng chủ đề chính của buổi nói chuyện sẽ là công việc và y khoa. Điều này một phần vì đối với họ các câu chuyện này là sự giải trí, và cũng bởi vì nếu thảo luận về một chủ đề khác, họ sẽ nhanh chóng bộc lộ ra sự vô vị và hiểu biết hạn chế trong các lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực sáng tạo.

Rất nhiều lĩnh vực y khoa không cho phép sự sáng tạo trong thực hành lâm sàng cũng như áp lực công việc đã đánh bật mọi mong ước sáng tạo ra khỏi bạn trước khi bạn kịp nhận ra điều gì đã xảy ra. Tất nhiên trong lúc chấp nhận thực tế này, bạn phải chống lại xu hướng này và cố gắng giữ sự yêu thích với những thứ khác, nếu không, tôi đảm bảo công việc ngành y sẽ len lõi vào mọi thứ bạn làm.

9. Bạn mơ ước ở một chỗ hoặc sống gần gia đình và bạn bè

Muốn một thứ gì tranh đấu như y khoa? Bạn nhận ra rằng sự chọn lựa nơi simh sống ưa thích là một thứ xa xỉ và bạn phải theo đuổi giấc mơ của bạn ở một nơi ít lý tưởng hơn. Thậm chí cả sau khi bạn tốt nghiệp, theo đuổi một chuyên ngành nào đó sẽ làm bạn không thể chắc chắn về nơi sinh sống của mình. Một vài người không quan tâm đến điều này, nhưng với những gia đình gắn bó và có nhiều thế hệ, sự di chuyển thường xuyên sẽ là một nỗi đau.

Tôi bắt đầu nhận ra điều này khi tôi biết rằng kể cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất cũng có bệnh viện. Làm việc tại những nơi này, người bác sĩ đôi khi phải đi từ đầu này đến đầu kia của đất nước. Đây là cách để gặp gỡ được nhiều người nhưng cũng dễ dàng mất mối liên hệ khi bạn đi xa.

10. Sức khỏe tốt

Có thể bạn không biết, nhưng bạn đang làm cái công việc bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ bệnh thể chất lẫn tinh thần cũng như lạm dụng ma túy và rượu. Các bác sĩ dường như cũng ít khi tìm kiếm đến sự giúp đỡ ở các ngành khác và điều này làm cho tình hình càng đáng lo hơn.

Mặc dầu, sức khỏe kém không phải chỉ ở trong ngành y, bạn nên nhận ra những nguy cơ trong tương lai ngay từ bây giờ và cần có những thói quen sống tốt cho mình để giảm những nguy cơ đó. Một mạng lưới bạn bè không phải trong ngành cũng bảo vệ bạn khỏi thờ ơ với chính bản thân mình trong khi bạn đang điều trị cho người khác.

 

Bản gốc

10 Things you must forget to be a good Doctor

goodoctor2

1. Your desire to be wealthy

Very few people in medicine ever become hugely wealthy, at least not in Europe. If riches are what you desire there are many many easier ways of getting that involve alot less heartache, money and stress. If you want to be a millionnaire before you’re 30, my advice would be to avoid university altogether. Most doctors are in the profession for genuinely altruistic reasons as well as the satisfaction that comes from knowing that you have the skills and knowledge to save lives and apply these every single day as a routine part of your work.

2. Your desire to change the world

Equally you must, eventually, give up on the idea of becoming some sort of medical superhero who can solve the worlds medical problems one by one. Yes doctors can do some impressive things when applying their skills to the right situation. But remember that however good your intentions, you will not be able to overcome the problems caused by poverty, war, government neglect or abuse, or coorporate profiteering at the expense of the sick. That doesn’t mean you can’t try to help people afflicted by any of these, you’ll just find that you are usually too small to make any real systemic difference.

3. Your free weekends

It starts at medical school when the work starts to pile up, and weekends are sacrificed to meet deadlines and for exam revision. Once you start working as a junior doctor, you’ll find yourself scanning each new doctors rota to work out where your on-call weekends have landed and who can swop with you so that you can still go on that holiday or get married or whatever. There will be sunny weekends when your non-medic friends will be having a barbecue whilst you sweat it out on a ward seeing yet another gastrointestinal bleed wondering why you chose this path.

4. A good nights sleep

Gone are the days where doctors would be on call for 48 or 72 hours and then do a clinic for the boss before retiring to bed. However, modern working arrangements have brought into existence the ‘week of nights’where you work 4 or 5 and sometimes 7 night shifts in a row.

As someone who has done these I can confirm that doing nights is pretty inhumane. The talk amongst doctors doing nights together often centres around changing specialty or leaving the profession. Don’t worry, it all gets forgotten once normal daytime duties are restored.

5. Your desire to avoid feeling like a fool

You will make mistakes from time to time in this job and your mistakes will all be potentially serious ones, simply because everything you do affects your patients’ lives directly.

Furthermore, there will be times when you have to withstand an onslaught from senior doctors who feel that teaching by humiliation is the only way forward. You will feel like an idiot at times and if the thought of that frightens you you should promptly pick a different profession.

6. Your desire to always put friends and family first

As a doctor your job usually takes priority and you simply cannot shirk your responsibilities simply because you have prior engagements of a personal nature. Over the years I’ve known many difficult situations including a colleague who had to turn down a role as best man for a close friend because nobody could swop his on-call weekend with him and the hospital refused to organise a locum to cover him.

Apart from sickness or bereavement, your first priority will be to your profession. Your friends and family may find that difficult to understand at first. They’ll come round to it with time, especially once they delete your number.

7. Your desire to please everyone.

Whether it’s your friends or family, as above, or your future patients you’d better get used to upsetting people from time to time. Telling your wife you need to postpone an evening engagement because you are still operating on a difficult case, or telling a patient you won’t be operating on them as they only have three months to live, are both likely to be met with upset. Each situation has it’s unique challenges and needs some communication skills, but the bottom line is that you will have times when you will have to make someone want to either hit you or cry in despair.

8. Your creativity

Not many people admit this but medicine takes people who are often very creative and turns them into workaholic, automatons who have little room left in their lives for creativity. If you want evidence for this, go to any dinner party that includes more than one doctor. Chief discussion topic will be work and medicine. That’s partly because anecdotes from doctoring are entertaining, but also because if the medics stray from this conversation topic, they will rapidly expose their banality and limited insights in other areas particularly all things creative.

Much of medicine does not allow much creativity in it’s day to day practice and the intensity of the work beats any desire for creative thinking right out of you before you even realise it’s happening.* Of course whilst accepting this fact you must fight this tendency and attempt to keep up your other interests, otherwise, I can guarantee medicine will invade everything you do.

9. Your desire to stay in one place / live close to friends and family.

Want to do something competitive, like medicine? You have to realise that choosing your location is a luxury and you may have to follow your dream in a less than ideal location. Even after you graduate, having your heart set on one speciality is a sure way to geographical instability. Some people don’t mind this, but some with strong family ties or a mortgage, the need to move frequently is a pain.

I began to come to terms with this when I found that even the most obscure places have hospitals. Working in these places Có theyou’re just as likely to meet doctors who have also had to move from here from the other side of the country. It’s a great way to meet people but easy to lose touch once you move on.

10. Good health

You may not know it, but you’re joining a profession that has high rates of physical and mental illness as well as drug and alcohol misuse. Doctors are also less likely to seek help than other professions which all adds to a rather worrying picture.

Although ill health isn’t guaranteed in a medical profession you should realise the future risk now and take steps to formulate good lifestyle habits to minimise your risk factors. A good network of non-medical friends should also protect you from neglecting your own needs while you’re treating your patients. 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 11 2014 19:43

You are here Tin tức Y học thường thức 10 điều bạn phải quên để trở thành một “good doctor”