• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Sơ đồ diễn biến viêm gan siêu vi

  • PDF.
Bs CKI Nguyễn Tấn Diệu
.
SodoviemganB1
SodoviemganB2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn 1 số bệnh nhiễm trùng và gây dịch thường gặp (2011)-Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
2. Cấu trúc và sao chứng của Virus viên gan B - TLAN - MARIE HURAUX -Pháp (2001).
3. Bệnh truyền nhiễm – GS. TSKH. Bùi Đại - Nhà xuất bản y học - (2002).
4. Chứng ngừa viêm gan siêu vi B - ĐH Y Dược TP.HCM/NXB TP.HCM.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 4 2013 19:03

Sán lá gan

  • PDF.

Ths Bs Trương Thị Kiều Loan- Khoa Vi Sinh

Ở Việt nam, chúng ta chú ý nhiều đến sán lá gan nhỏ, vì bệnh này rất phổ biến ở các vùng nông thôn đồng bằng. Những năm gần đây, bệnh sán lá gan lớn đột nhiên phát triển mạnh ở nhiều nơi và ít nhất là đã có đến 45 tỉnh, thành phố ghi nhận có các ca bệnh này.

Người bị bệnh sán lá gan thường có những triệu chứng sốt thất thường, người gầy sút, phù nề, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu, đau tức ở vùng gan... Bệnh nhân có thể bị vàng da, nôn ra máu, rối loạn tim mạch. Trường hợp nặng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, rất dễ tử vong.

Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân:
+ Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus.
+ Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantic.
- Hình thái: Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau tùy loài; loài sán lá gan lớn kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém.

 

 sanlagan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:03

HbA1c và vai trò của HbA1c

  • PDF.

Ths Bs Cao Thành Vân -Khoa HSTC-CĐ

1. HbA1c LÀ GÌ

- Hemoglobine (Hb) là thành phần chính của hồng cầu, gồm hai thành phần là nhân heme và globin. Trong hồng cầu của người trưởng thành bình thường có 3 loại Hemoglobine là HbA, HbA2, HbF; trong đó HbA là chủ yếu chiếm 97-99%, HbA2 chiếm 1-3%, HbF hiện diện dưới dạng vết.

- Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường đơn trong máu với Hb của hồng cầu gọi là hiện tượng đường hoá (Glycosylated Hemoglobine), tạo thành HbA1. Đây là phản ứng không có sự xúc tác của enzym và không đảo ngược, tạo ra sản phẩm bền vững, tồn tại cùng đời sống hồng cầu (120 ngày).

- Tuỳ thuộc vào loại đường đơn và vị trí gắn vào HbA mà có 4 loại HbA1 là HbA1a1, HbA1a2, HbA1b và HbA1c; trong đó HbA1c được hình thành do các phân tử glucose gắn với nhóm NH2 của valin trong chuỗi β của Hb. Do đường đơn trong máu chủ yếu là glucose nên thành phần chủ yếu của HbA1 là HbA1c, chiếm tỉ lệ 80% HbA1 và chiếm 4-6% Hb toàn phần.

 HbA1c1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 4 2013 08:03

Điều trị táo bón

  • PDF.

Bước đầu tiên trong điều trị táo bón là hiểu rằng tần suất bình thường thay đổi khác nhau, từ 3 lần/ngày tới 3 lần/ tuần. Mỗi người cần xác định như thế nào là bình thường để tránh trở nên lệ thuộc thuốc nhuận tràng.

Đối với hầu hết mọi người, sự cải thiện chế độ ăn uống và lối sống có thể giảm táo bón. Một chế độ ăn uống cân bằng gồm các thực phẩm giàu chất xơ, như là ngũ cốc chưa qua chế biến, trái cây tươi và rau quả tự nhiên được đề nghị. Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kích thích sự hoạt động của đường ruột. Bài tập đặc biệt có lẽ là cần thiết để làm mạnh lên cơ bụng sau mang thai hoặc bất cứ khi nào cơ bụng lỏng lẽo.

Thói quên đi cầu cũng quan trọng. Cần đủ thời gian và sự yên tĩnh khi đi cầu. Ngoài ra, sự thúc giục để đi cầu nên được chú ý.

Nếu có nguyên nhân gây ra táo bón, điều trị hướng vào nguyên nhân cụ thể. Ví dụ, bệnh tuyến giáp gây táo bón thì điều trị bệnh ở tuyến giáp.

chua-tao-bon1

Chế độ ăn gồm các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, trái cây tươi, rau quả

Trong hầu hết các trường hợp, kích thích nhuận tràng là phương cách cuối cùng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 4 2013 20:06

Những điều cần biết về Bệnh Mạch Vành

  • PDF.

I. KHÁI NIỆM

Trái tim của chúng ta hoạt động giống như một cái bơm để bơm máu, đưa máu tới khắp các mô cơ quan trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng bơm máu một cách đều đặn khoảng 70-80 lần/phút, từ ngày này sang ngày khác này, bản thân trái tim cũng phải được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu riêng. Hệ thống mạch máu này được gọi là hệ mạch vành.

benh-mach-vanh

Danh từ bệnh mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn. Khi lòng ĐM vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Bệnh mạch vành còn có nhiều tên gọi khác như: Thiểu năng vành, suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ… 

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH

Nguyên nhân thường gặp là do mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, mảng xơ vữa gây phản ứng viêm, có thể lớn dần lên gây hẹp nặng lòng mạch và khi vỡ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số trường hợp mạch vành bị co thắt gây hẹp mạch vành từng lúc cũng gây ra triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 4 2013 15:41

You are here Tin tức Y học thường thức