• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - Khoa Nội Thận Nội tiết

- Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng.

- Là chỉ định đầu tiên cho bệnh nhân thừa cân và béo phì.

* Hiệu quả của vận động thể lực và tập thể dục:

1. Giảm cân
2. Tăng nhạy cảm Insulin ngoại biên.
3. Cải thiện Glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
4. Cải thiện Lipid:
 - Giảm TG, Cholesterol, LDL-c và VLDL
 - Tăng HDL-c

=> Giảm xơ vữa động mạch

vandong1

Hình minh họa

 

5. Lợi trên tim mạch:

- Tăng khả năng sử dụng oxy.
- Làm chậm lại nhịp tim.
- Giảm huyết áp.
- Giảm nguy cơ tắc mạch và giảm tử suất do bệnh mạch vành.

Trong vận động thể lực, tần suất tim = 50% tần suất tim tối đa. Tần suất tim tối đa được tính = (220-tuổi)/ 2. Ví dụ: Bệnh nhân 50 tuổi : 220 – 50 = 170 lần/ phút thì tần suất tim cho phép là 170/2 = 85 lần/ phút.

6. Tăng sức lực, làm gia tăng tính dẻo dai:

Theo tường trình của Hội Ngoại khoa tổng quát về sức khỏe, vận động thể lực khuyên: Với mọi lứa tuổi nên tập luyện thể dục 30 phút/ ngày như chạy nhanh 30 phút 3 lần/ tuần. Tuy nhiên tốt hơn là 60 phút/ngày. Theo Bethesda nên tập thể dục 2h30'/ tuần, ăn cữ mỡ. Sau khi tập thể dục, tác dụng Insulin tăng và kéo dài nhiều giờ. Dưới ảnh hưởng của Insulin, gan và cơ thâu nhận Glucose và tái dự trữ lại thành glycogen.

* Cẩn thận khi vận động thể lực liên quan đến biến chứng của ĐTĐ:

- Thần kinh ngoại biên là nguyên nhân của rối loạn cảm giác ở chân.
- Bệnh lý tim mạch có trước có thể là nguyên nhân loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim khi gắng sức.
- Vi mạch võng mạc tăng sinh không làm tăng nguy cơ xuất huyết võng mạc hay thể kính khi tập luyện.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 11 2013 20:26

You are here Tin tức Y học thường thức Vận động thể lực ở bệnh nhân đái tháo đường