Phòng HCQT -
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động đo kiểm môi trường lao động, quan sát, kiểm tra và lập báo cáo môi trường theo NĐ 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:
- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
- Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
- Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
- Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
- Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. Nếu thuộc các trường hợp trên, đơn vị sẽ tiến hành quan trắc môi trường lao động.
Hình 1. Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam
Ngày 13/11/2024, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã đo đạc hoàn thành công tác thu mẫu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, bao gồm: 39 mẫu yếu tố vi khí hậu (trong đó có 37 mẫu nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió; 02 mẫu bức xạ nhiệt); 73 mẫu yếu tố vật lý (trong đó có 36 mẫu chiếu sáng, 32 mẫu tiếng ồn, 01 mẫu cường độ từ trường, 04 mẫu bức xạ ion hóa); 36 mẫu bụi trong không khí; 37 mẫu hơi khí độc và 10 vị ví lao động được đánh giá chỉ tiêu tâm sinh lý lao động – Ecgonomy và đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp.
Trong báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động năm 2024, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những điểm tốt đã được, đồng thời có kế hoạch thực hiện các nội dung sau:
1. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật:
Thường xuyên bảo dưỡng nguồn sáng: lau chùi, thay thế các bóng đèn hỏng, lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
2. Giải pháp hành chính, bố trí lao động:
Tổ chức thời gian lao động hợp lý.
3. Các giải pháp về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân:
Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động theo quy định;
Giám sát người lao động sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân tại các vị trí lao động phù hợp.
4. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe:
Duy trì quan trắc môi trường lao động hằng năm theo quy định;
Duy trì khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động và khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
Duy trì việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo đúng quy định.
5. Biện pháp khác: Khuyến khích tăng cường hơn nữa các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, tăng cường sức khỏe:
Lồng ghép luyện tập các bài tập thể dục phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe, rèn luyện các tố chất thể lực và tinh thần cho người lao động trong thời gian nghỉ ngắn giữa ca;
Đảm bảo người lao động được nghỉ ngắn giữa ca, cách ly khỏi các yếu bụi, ồn,... Nghiên cứu thiết kế điều kiện thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi;
Đào tạo, huấn luyện cho người lao động thao tác tránh xoay, vặn lưng; thực hiện nâng nhắc an toàn, tránh các tổn thương rối loạn cơ xương khớp và giám sát việc thực hiện.
Tài liệu tham khảo:
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
- Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
- 29/03/2025 08:34 - Hướng dẫn trích sao hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện đa…
- 27/03/2025 15:10 - Chăm sóc dược cho bệnh nhân tăng huyết áp
- 24/03/2025 17:20 - Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật lấy nhân đệm…
- 24/03/2025 17:14 - Những thực hành tốt nhất về vệ sinh môi trường tro…
- 12/03/2025 09:18 - Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam nâng cao tiêu chuẩn ki…
- 10/03/2025 09:43 - Bước đầu áp dụng kỹ thuật đo điện cơ tại Bệnh viện…