• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Xét nghiệm acid uric máu

  • PDF.

CN Nguyễn Vũ Huyền Trang - 

Acid uric (2,6,8 trioxypurine-C5H4N4O3) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purine trong cơ thể người, có trọng lượng phân tử 169 dalton, có nguồn gốc từ quá trình dị hóa bazơ purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic .

Cấu tạo hóa học của Acid Uric

aciduric

Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể bao gồm:

Sản xuất urate tăng nhanh do chế độ ăn giàu purine (100-200 mg/ngày), sản xuất purine nội sinh và phân hủy tế bào cao. Thực phẩm giàu purine bao gồm tất cả các loại thịt, đặc biệt là nội tạng động vật (thận, gan, “bánh mì ngọt”) và một số hải sản (cá cơm, cá trích, sứa điệp). Bia giàu purine cũng làm tăng nồng độ acid uric bằng cách giảm bài tiết qua thận. Quá trình sản xuất purine nội sinh có thể tăng nhờ hoạt động tổng hợp phosphoribosylpyrophosphate (PRPP) cũng như thiếu hụt enzyme điều hòa hypoxanthine phosphoribosyltransferase (HPRT).Các điều kiện làm tăng tốc độ phân hủy hoặc luân chuyển tế bào như tiêu cơ vân, tan máu và ly giải khối u cũng có thể là một nguồn purine và do đó làm tăng sản xuất urat.

Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600mg/ngày). Acid uric được tổng hợp chủ yếu ở gan và mức ít hơn tại niêm mạc ruột. Khoảng 2/3 lượng acid uric được bài tiết qua thận và 1/3 được bài tiết vào ruột. Ở cầu thận, nó được sàng lọc và bài tiết, 90% được tái hấp thu. 

Tăng quá mức nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh gout (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Các tình trạng gây quay vòng tế bào (turnover) nhanh và/hoặc gây chậm trễ bài tiết acid uric của thận có thể gây tăng tăng nồng độ acid uric máu .

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 15:37

You are here Tin tức Y học thường thức Xét nghiệm acid uric máu