• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Web tá tràng bẩm sinh

  • PDF.

Ths.Bs. Lê Thị Thu Trang - Khoa Nội Tiêu Hóa

I. Mở đầu:

Web tá tràng là bệnh lý do bất thường bẩm sinh rất hiếm gặp, đặc biệt ở người lớn. Đa số các trường hợp được phát hiện từ lúc còn nhỏ và được phẫu thuật. Ở người lớn bệnh nhân được phát hiện do các biến chứng như: chậm tiêu, nôn ói sau ăn hoặc viêm tụy cấp tái phát nhiều lần. Mục đích của phẫu thuật nhằm giải phóng tình trạng hẹp của tá tràng hay cắt một phần màng web qua nội soi.

II. Hình ảnh nội soi:

  • Lòng dạ dày và hành tá tràng còn ứ đọng ít thức ăn cũ mặc dù đã nhịn ăn 24 giờ trước nội soi. Đoạn xuống tá tràng (D2) bị tắc lại bởi một niêm mạc tạo hình túi. Màng này di động lên xuống theo nhu động của tá tràng và khi hút hoặc bơm hơi trong quá trình nội soi (hình ảnh giống như balloon). Trên màng có một lỗ nhỏ thông thương với bên dưới.
  • Dùng guid-wire luồn qua lỗ này và đưa ống nội soi xuống tá tràng bên dưới quan sát và xác định đây là một màng gây tình trạng tắc nghẽn tá tràng và không liên quan đến nhú vater.

III. Hình ảnh X-quang có cản quang hình tá tràng tắc nghẽn: dãn rộng, tạo hình túi.

wentt1

IV. Xử lý cắt màng web tá tràng qua nội soi:

1. Chuẩn bị:

  • Bệnh nhân: được nhập viện, nhịn ăn và nuôi dưỡng tĩnh mạch trước khi tiến hành thủ thuật 24 giờ nhằm đảm bảo không có thức ăn đọng trong dạ dày và tá tràng. Kháng sinh dự phòng.
  • Dụng cụ: máy nội soi dạ dày, snare cắt polyp, máy cắt đốt, kim chích cầm máu, hot forceps, clip cầm máu.

2. Tiến hành cắt màng web qua nội soi:

  • Đưa thòng lọng cắt polyp mở rộng vào sát màng web, tiến hành hút tạo áp lực âm để màng web di chuyển về phía máy nội soi và đóng snare. Sau khi đã xác định rõ phần màng web muốn cắt và xác định phần cắt không ảnh hưởng đến thành tá tràng xung quanh, tiến hành đông cầm máu và cắt. Sau cắt nếu có vị trí nào rỉ máu thì cầm máu bằng hot forceps.
  • Phần màng web cắt đi tạo nên lỗ thông, máy soi qua dễ dàng, quan sát và kiểm tra nhú vater cũng như thành tá tràng xung quanh.
  • Màng web được cắt ra gởi giải phẫu bệnh.

V. Theo dõi sau cắt:

  • Bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch, theo dõi huyết động, Hct, Hb máu và các triệu chứng lâm sàng khác như: tình trạng đau bụng, nôn ói, phân, huyết động (M, HA…).
  • Nội soi dạ dày kiểm tra sau 03 ngày.
  • Bệnh nhân hoàn toàn hết các triệu chứng nôn ói sau ăn hay cảm giác đầy bụng, chậm tiêu.

VI. Bàn luận

Web tá tràng là một tình trạng bất thường bẩm sinh và biểu hiện lâm sàng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mức độ hẹp cũng như hình thái giải phẫu của màng web.Đây là bệnh lý hình thành trong giai đoạn phôi bào và thường được phát hiện trong thời kỳ sơ sinh, đôi khi có đi kèm với các bệnh lý bẩm sinh khác như hội chứng Down hoặc bệnh lý tim bẩm sinh.

Hầu hết các trường hợp web tá tràng đều đuợc phẫu thuật để giải phóng tình trạng hẹp trong khi đó điều trị bằng nội soi ít khi được thực hiện. Phẫu thuật được xem là phương pháp an toàn hơn trong điều trị web tá tràng bởi nó thuận lợi trong việc xác định vị trí nhú vater và mối tương quan giữa nhú vater và màng web.

Một số nghiên cứu cho rằng 69% các trường hợp nhú vater nằm sát ngay sau màng web do đó cắt màng web qua nội soi có nguy cơ cao gây tổn thương nhú vater nằm sau màng web.

Theo Fujitomi và cộng sự, để tiến hành một cách an toàn hơn, trước tiên cắt một đường nhỏ để đưa ống soi tá tràng vào kiểm tra xác định vị trí nhú vater sau đó mới tiến hành cắt màng web bằng ống soi có 2 kênh. Tuy nhiên, cách cắt này sẽ rất khó khăn khi sử dụng ống soi 1 kênh.

Một vấn đề nữa trong cắt web qua nội soi là chảy máu tiêu hóa muộn sau cắt, ta có thể cầm máu bằng clip.

VII. Kết luận

Web tá tràng bẩm sinh có thể điều trị thành công qua nội soi, đây là một phương pháp tương đối đơn giản, an toàn trong điều trị cắt web tá tràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Baillie J. A little girl with pancreatitis. Endoscopy2000; 32 (1): 72-75.
  2. Calkins CM. Duodenal atresia. EmedicineJan 17, 2003.
  3. Ferguson C, Morabito A, Bianchi A. Duodenal atresia and gastric antral web: A significant lesson to learn. Eur J Pediatr Surg2004; 14: 120-122.
  4. Fujitomi Y. et al. Congenital duodenal web excised endoscopically in an adult patient with relapsing acute pancreatitis. Digestive Endoscopy. 2000; 12: 204-209.
  5. Peetsold MG, Ekkelkamp S, Heij HA. Late presentation of a duodenal web on a patient with situs Q13inversus and apple peel jejunal atresia. Pediatr Surg Int. 2004; 20: 301-303.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 09:35

You are here Tin tức Y học thường thức Web tá tràng bẩm sinh