Ds Nguyễn Thị Thúy Hằng -
I. Hoạt động điều soát thuốc
Khai thác tiền sử dùng thuốc là khâu đầu tiên của hoạt động điều soát thuốc.Trước đây hoạt động này chủ yếu do bác sỹ, điều dưỡng thực hiện vì họ là người trực tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ.Ngày nay, dược sỹ tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động chăm sóc người bệnh. Việc khai thác tiền sử dùng thuốc cũng quan trọng với dược sĩ nhà thuốc để đánh giá hiệu quả điều trị, dung nạp thuốc, tương tác khi bổ sung thuốc nhằm tư vấn người bệnh hiệu quả.
Nội dung khai thác không chỉ bao gồm thuốc người bệnh đang dùng mà cần có thêm: tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thuốc, hiệu quả điều trị và tuân thủ dùng thuốc.Đối với những cơ sở y tế có lượng bệnh đông, dược sĩ lâm sàng cần tập trung khai thác những người bệnh có các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc dùng thuốc như :
+ Người bệnh dùng nhiều thuốc ( > 5 loại thuốc)
+ Người bệnh lớn tuổi ( >65 tuổi)
+ Người bệnh đã gặp hoặc nghi ngờ gặp phản ứng có hại hoặc dị ứng thuốc
+ Người bệnh có nhiều bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận.
+ Người bệnh dùng những thuốc nguy cơ cao hoặc những thuốc cần giám sát điều trị.
II. Nội dung khai thác tiền sử dùng thuốc
1. Tiền sử dùng thuốc:
1.1 Thuốc đang điều trị
a) Thuốc kê đơn:
Thông tin bao gồm: tên thuốc, liều dùng, tần suất, thời gian dùng thuốc ( gồm thời điểm bắt đầu dùng, thời điiểm dùng liều cuối), mục đích dùng thuốc và hiệu quả điều trị.Một số người bệnh không nhớ được tên thuốc, dược sĩ có thể nhờ bệnh nhân mô tả về thuốc ( hình dạng, màu sắc, số, chữ in trên thuốc)
Số lần dùng trong ngày cũng cần được khai thác.Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc ít hoặc nhiều hơn cần tìm hiểu rõ lý do không tuân thủ của người bệnh.Với những thuốc dùng khi cần, dược sĩ cần hỏi rõ tần suất dùng, khai thác cả những thuốc người bệnh dùng mỗi tuần, mỗi tháng.
Cần hỏi người bệnh về mục đích dùng thuốc vì một số người bệnh có thể nhầm lẫn về mục đích dùng và đôi khi không biết mình dùng thuốc đó với mục đích gì. Ngoài ra cần phải hỏi về hiệu quả điều trị với thuốc hiện tại.
b) Thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn có thể tương tác với thuốc mà người bệnh đang dùng, gây ra tác dụng phụ, hoặc được người bệnh tự dùng để điều trị tác dụng phụ gây ra bởi thuốc, thế nên dược sĩ cần khai thác cả những thuốc không kê đơn bao gồm cả thuốc đông y, thực phẩm chức năng, thuốc dùng ngoài….
1.2 .Thuốc đã điều trị
Nếu có thể, dược sĩ nên khai thác cả những thuốc người bệnh đã sử dụng và lý do dừng thuốc.
1.3. Dị ứng và tác dụng phụ liên quan đến thuốc:
- Dị ứng thuốc:
Dược sĩ cần khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh ( bao gồm cả thuốc, thức ăn hoặc bất cứ dị nguyên nào). Do tác dụng phụ của thuốc có thể bị nhầm lẫn bởi dị ứng thuốc, cần phải hỏi rõ những vấn đề người bệnh gặp phải ( mẫn đỏ, hạ đường huyết, vấn đề hô hấp, vấn đề tiêu hoá).Cần hỏi thêm về thời điểm xảy ra dị ứng và những thuốc đã được dùng để điều trị phản ứng đó, hiệu quả của việc điều trị…
- Tác dụng phụ của thuốc:
Khác với phản ứng dị ứng, tác dụng phụ liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc và dược sĩ có thể đoán biết được những tác dụng phụ thường có thể xảy ra trên người bệnh.Để xác định chắc chắn phản ứng bất lợi, cần có thông tin chi tiết liên quan liều dùng, tần suất, chi tiết phản ứng bất lợi. Nếu phẩn ứng chưa được xử trí, dược sĩ cần trao đổi với bác sĩ về giảm liều, ngưng thuốc, thay thế thuốc…
1.4. Tuân thủ điều trị
Xác định được bệnh nhân có tuân thủ điều trị hay không là yếu tố quan trọng trong việc khai thác tiền sử dùng thuốc của người bệnh. Việc không tuân thủ có thể làm triệu chứng nặng hơn, dẫn đến việc làm thêm những chuẩn đoán không cần thiết, tăng tỉ lệ nhập viện, khiến người bệnh phải dùng thêm thuốc.
Dược sĩ có thể yêu cầu người bệnh mô tả cách dùng thuốc của họ để xác định người bệnh có tuân thủ tốt hay không.Trường hợp người bệnh không tuân thủ, dược sĩ cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
2. Tiền sử bệnh:
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ là người khai thác tiền sử bệnh. Tuy nhiên, dược sĩ nhà thuốc cũng có thể khai thác tiền sử bệnh để đánh giá việc điều trị bằng thuốc. Dược sĩ bệnh viện có thể tham khảo trong hồ sơ bệnh án, trao đổi với bác sĩ, người bệnh để thu thập được đầy đủ thông tin.
3.Can thiệp sau khai thác tiền sử dùng thuốc:
Sau khi khai thác tiền sử dùng thuốc, dược sĩ cần xác định những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc của người bệnh, trao đổi với bác sĩ để lựa chọn những thuốc tiếp tục sử dụng, tạm ngưng, đổi thuốc hoặc dừng thuốc.
III.Khai thác tiền sử dùng thuốc trong một số trường hợp đặc biệt.
1. Người bệnh lớn tuổi:
Đối với người bệnh lớn tuổi, có một số dặc điểm mà dược sĩ cần lưu ý. Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh đi kèm, và nhứng bệnh có thể làm suy giảm chức năng chung. Ngoài ra, do quá trình lão hoá bình thường như lãng tai, đãng trí người bệnh khó có thể giao tiếp với dược sĩ, khi đó dược sĩ cần trao đổi với người nhà của người bệnh.
Dược sĩ cần lưu ý những vấn đề liên quan đến dùng thuốc của người bệnh bao gồm nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc, ăn uống kém, không tuân thủ dùng thuốc. Sau đó xác định người bệnh dùng thuốc hằng ngày như thế nào từ đó đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp.
2.Trẻ em
Dược sĩ thường khai thác tiền sử dùng thuốc ở trẻ qua cha mẹ hoặc người thân.Khi khai thác cần hỏi về những thay đổi về haotj động ăn uống hay cơ thể của trẻ.Ngoài ra, có thể hỏi thêm về quá trình phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng, cũng như đã tiêm chủng những loại vaccin nào.
3. Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, cần tập trung đánh giá tác động của thuốc lên thai kỳ qua khai thác đầy đủ thuốc kê đơn và không kê đơn.
4.Bệnh nhân nhập viện điều trị nhiễm khuẩn:
Ngoài tiền sử dùng thuốc của người bệnh, cần khai thác một số thông tin khác để đánh giá nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, nhằm lựa chọn kháng sinh phù hợp.
IV. Kết luận
Việc khai thác tiền sử dùng thuốc của người bệnh cần dược sĩ thực hành thường quy. Đây là cơ sở ban đầu để đánh giá vấn đề liên quan đến thuốc của người bệnh nhằm đưa ra những liệu trình điều trị tối ưu dựa trên mong muốn của người bệnh.Khi đó, dược sĩ trở thành người lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ trong quá trình điều trị của người bệnh.
Tài liệu tham khảo :
- Sách hướng dẫn đào tạo hoạt động dược lâm sàng bệnh viện.
- https://www.nhipcauduoclamsang.com/khai-thac-tien-su-dung-thuoc/
- 27/03/2025 14:49 - Cảnh báo an toàn cập nhật về Montelukast
- 12/03/2025 17:59 - Methotrexate
- 23/01/2025 18:10 - Khuyến cáo sử dụng thuốc an toàn
- 04/01/2025 10:04 - Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường SGLT2i và khả n…
- 30/12/2024 14:03 - Nguy cơ hít phải dịch dạ dày vào phổi khi sử dụng …
- 29/09/2024 07:54 - Liều lượng kháng sinh được đề xuất để điều trị các…
- 27/09/2024 10:08 - Thuốc Voquezna Triple Pak dùng trong điều trị vi k…
- 25/09/2024 16:57 - Thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn …
- 25/09/2024 16:29 - Thực hành và các sản phẩm hỗ trợ tăng tiết sữa mẹ …
- 23/09/2024 20:43 - Thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh …