• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Tầm quan trọng của dinh dưỡng lâm sàng

  • PDF.

Phòng Điều dưỡng

Con người cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để tồn tại, hoạt động và phát triển. Các chất tiêu hóa phải qua một quá trình tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa và đào thải. Một chế độ ăn cân đối, hợp lý rất quan trọng và cần thiết đối với con người.

Dinh dưỡng cho người bệnh chính là ăn điều trị.

Ăn điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp. Thức ăn cần phải được xem như thuốc, đảm bảo chế độ ăn trong điều trị phải được thực hiện nghiêm túc. Dinh dưỡng là một yếu tố điều trị chủ yếu. Dinh dưỡng làm tăng hiệu lực của các phương pháp điều trị khác, giảm tái phát, ngăn ngừa bệnh không tiến triển hoặc chuyển sang mạn tính.

andieutri1

Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh như bệnh thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, loét dạ dày, rối loạn Lipid máu,...

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 6 2013 20:56

Hội chứng ruột kích thích (IBS): những thực phẩm bạn có thể ăn

  • PDF.

Bs Võ Tấn Thi - Khoa Nội tổng hợp

Nhiều người bị IBS cảm thấy không thể ăn các loại thực phẩm khác nhau vì cơ thể họ phản ứng lại một cách khó chịu. Trong khi một số thực phẩm không thích hợp thì vẫn còn nhiều thực phẩm an toàn đối với họ.

Bạn có thể giảm thiểu các triệu chứng gây ra bởi thực phẩm với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng của 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Điều quan trọng là đảm bảo chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo, nhiều trái cây và rau.

ibs-badfoods2

Điều rất quan trọng cần chú ý là IBS và chế độ ăn ở mỗi người là khác nhau. Các đề xuất dưới đây được khuyến khích, tuy nhiên, bạn có thể tránh nếu không phù hợp:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 6 2013 18:10

Viêm gan siêu vi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

  • PDF.

BS CKI Trần Ngọc Hưng

Viêm gan siêu vi là vấn đề sức khỏe xã hội toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, dẫn đến tàn phế và tử vong. Hiện nay, gần 500 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B hay C mạn (so với 34 triệu người nhiễm HIV); và hơn một triệu người chết mỗi năm do những biến chứng của vi rút viêm gan, thường thấy nhất là bệnh gan nghiệt ngã như ung thư gan. Ước chừng 57% các trường hợp xơ gan và 78% các trường hợp ung thư gan nguyên phát là hậu quả từ nhiễm vi rút viêm gan B hay C. Có ít nhất 20 triệu người nhiễm vi rút viêm gan cấp mỗi năm. Trong số đó, viêm gan E gây nên bệnh cảnh đặc biệt nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai, làm tử vong 1/4 số phụ nữ mang thai và thai chết ngay sau sinh khi mắc bệnh này. Mặc dù gánh nặng của vi rút viêm gan rất cao nhưng vấn đề chưa được giải quyết trên toàn cầu một cách toàn diện.

Gần đây nhất, theo tổ chức nghiên cứu bệnh gánh nặng toàn cầu, viêm gan siêu vi làm tử vong 1,4 triệu người mỗi năm và đứng hàng thứ 8 trong số nguyên nhân gây tử vong. Điều này tương tự với số người tử vong do HIV, và hơn số người tử vong do Lao và Sốt rét.

 viemgansv

Biểu đồ: Số chết mỗi năm do các nguyên nhân

(Theo Dr.Hande Harmanci,Medical Officer,WHO Global Hepatitis Program)

Tin tập huấn về chương trình đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện tại Hà Nội

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Thực hiện kế hoạch đào tạo dự án Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh năm 2013 về việc đào tạo nâng cao năng lực chăm sóc người bệnh toàn diện, trong tuần đầu tháng 6 vừa qua cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với văn phòng Jica, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức một lớp đào tạo "Chương trình chăm sóc người bệnh toàn diện" tại Hà Nội.‎

Cụm từ "Chăm sóc toàn diện" xuất hiện từ năm 1993 tại Quyết định số 526/QĐ-BYT quy định về chế độ trách nhiệm của y tá (sau này được đổi tên là Điều dưỡng) trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Sau đó cụm từ trên được nhắc lại nhiều lần trong các văn bản của Bộ Y tế. Đó là:

- Thông tư 11/TT-BYT năm 1996 hướng dẫn chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) và củng cố hệ thống Điều dưỡng trưởng;

- Quy chế CSNBTD trong Quy chế bệnh viện tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT;

- Chỉ thị 05/2003/CT-BYT về tăng cường công tác CSNBTD trong bệnh viện;

- Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác Điều dưỡng trong CSNB trong bệnh viện.

cstd1

Đặc biệt là Thông tư 07/2011/TT-BYT đã chỉ rõ Thông tư này thay thế cho tất cả các Quy chế liên quan đến công tác Điều dưỡng, Hộ sinh, CSNBTD được quy định trong Quy chế bệnh viện năm 1997.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 6 2013 16:06

Helicobacter Pylori

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo- khoa Vi Sinh

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nội khoa thường gặp, dễ chuyển thành bệnh mãn tính và có tỷ lệ bệnh chuyển thành ung thư dạ dày. Bệnh không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa tính mạng do chảy máu ở dạ dày như nôn ra máu, đi cầu phân đen hoặc thủng dạ dày.

Bệnh có thể điều trị được nếu được điều trị sớm, đúng tác nhân gây bệnh. Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

- Bia, rượu, hút thuốc lá.

- Thực phẩm cay, nóng.

- Stress.

- Sử dụng thuốc chống viêm không steroide dài ngày.

- Vi khuẩn  Helicobacter pylori.

Trước đây, người ta vẫn quan niệm rằng dạ dày là môi trường không có vi khuẩn do độ pH quá acid của nó. Mãi đến năm 1979, Warren đưa ra giả thuyết chính vi khuẩn là căn nguyên gây ra viêm loét dạ dày- tá tràng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 6 2013 20:10

You are here Tin tức Y học thường thức