Chào mừng Đơn vị Can thiệp Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 27-2-2013, chúng tôi giới thiệu bài viết của GS.TS Đặng Vạn Phước và Cs- Lịch sử về điều trị can thiệp bệnh động mạch vành, mời các bạn cùng xem.
Đã hơn 30 năm qua rồi kể từ khi Andreas Gruntzig thực hiện can thiệp động mạch vành bị hẹp bằng con đường qua da. Không phải dễ gì mà Andreas Gruntzig có được thành công đó và trở thành cha đẻ của phương pháp điều trị này. Trong việc hình thành và phát triển phương pháp điều trị can thiệp động mạch vành gần như hoàn thiện như ngày nay công đầu thuộc về Andreas Gruntzig. Tuy nhiên chúng ta không thể không kể đến những đóng góp không kém phần to lớn của những người đi trước đã tạo ra tiền đề cũng như những người đi sau đã cải tiến, hoàn thiện cho phương pháp điều trị này.

Từ nửa sau của thế kỷ XIX, khái niệm “thông tim” thực nghiệm trên thú vật đã hình thành qua các nghiên cứu của Claude Bernard, Chaveau và Marvey. Các tác giả này đã đưa những dụng cụ vào hệ tuần hoàn của ngựa, chó qua đường động mạch hoặc tĩnh mạch. Và kỷ nguyên của việc nghiên cứu về thông tim và điều trị can thiệp tim mạch trên người được mở ra kể từ năm 1929 và người đánh dấu cho sự kiện này là Forssman. Bằng quan hệ bằng hữu thân thiết với một điều dưỡng tên là Gerda Ditzen, Forssman đã thực hiện việc bộc lộ tĩnh mạch đầu (cephalic vein) của chính mình và từ đường vào này ông đã đưa một ống thông niệu đạo bằng cao su vào đến tâm nhĩ phải. Đường đi của ống thông niệu đạo bằng cao su này được xem xét dưới màn hình tia X. Bằng hành động này, Forssman đã chứng minh rằng việc thông-tim-phải là an toàn và có thể thực hiện được trên người. Năm 1941, Cournand và Rangers nghiên cứu và phát triển thêm qui trình thông-tim-phải. Mãi đến năm 1949, Zimmerman mới báo cáo kết quả của việc thông tim trái đi ngược dòng từ các động mạch ngoại biên vào.
Đọc thêm...