• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Hướng điều trị và cách đánh giá đáp ứng điều trị trong ung thư

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hà - 

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ

Một điều quan trọng đó là mục tiêu điều trị phải rõ ràng để kiểm soát những mong đợi của bệnh nhân, người thân và đội ngũ điều trị. Một điều cần thiết ở Anh đó là mục tiêu của điều trị được ghi chép trong hồ sơ y tế của bệnh nhân. Mục tiêu có thể là điều trị dứt khoát bệnh lý hoặc điều trị giảm nhẹ, và có bốn tác dụng chính của liệu pháp điều trị trong ung thư

  • Hóa trị giảm nhẹ - Palliative chemotherapy được chỉ định đối với hầu hết trường hợp di căn rộng rãi. Mục tiêu của hóa trị giảm nhẹ đó là cải thiện các triệu chứng với việc tập trung vào cải thiện chất lượng sống; và qua đó kéo dài thời gian sống. Với mục tiêu như vậy thì phương án điều trị được lựa chọn nên có khả năng “dung nạp” tốt từ phía bệnh nhân và nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ từ liệu pháp điều trị.
  • Hóa trị bổ trợ - Adjuvant chemotherapy được chỉ định sau can thiệp ban đầu, hóa trị hỗ trợ được thiết kế để giảm số lượng tế bào – cytoreduce của khối u và loại bỏ khối u ở mức đại thể. Hóa trị được chỉ định với mục đích loại bỏ bệnh lý di căn ở mức vi thể còn lại. Tập trung đạt được cải thiện tỷ lệ sống không còn bệnh – disease free survival và tỷ lệ sống.
  • Hóa trị tân bổ trợ - Neoadjuvant chemotherapy là phương án sử dụng hóa trị trước khi tiến hành thủ thuật giảm lượng tế bào. Hóa trị tân hỗ trợ giảm bớt gánh nặng của phẫu thuật, gia tăng khả năng thành công khi cắt bỏ u, giảm thời gian nằm viện và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật cắt u. Cách tiếp cận này có cùng mục tiêu với điều trị hỗ trợ nhưng tạo cơ hội cho các translational research (tạm dịch là các nghiên cứu tịnh tiến) nhằm đánh giá đáp ứng với điều trị và mối tương quan với phần sau đó được loại bỏ tại thời điểm phẫu thuật.
  • Hóa trị dự phòng - Chemoprevention là phương pháp sử dụng các thuốc để dự phòng sự hình thành ung thư ở bệnh nhân được xác định có nguy cơ. Do đó, trong hóa dự phòng các thuốc được sử dụng được “thiết kế” để điều chỉnh nguy cơ và cũng như không gây ra các tác dụng phụ đáng kể.

danhgiak1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 9 2021 18:41

Nguyên nhân thiếu máu ở bệnh nhân ung thư

  • PDF.

Bs Bùi Thị Thuỷ Tiên - 

I.GIỚI THIỆU

Thiếu máu thường phổ biến ở những bệnh nhân ung thư. Thiếu máu có thể là một dấu hiệu của bệnh ác tính, nhưng nó cũng có thể là hậu quả của liệu pháp điều trị ung thư hoặc bệnh đang tiến triển của bệnh nhân. Vì thiếu máu là nguyên nhân thường xuyên gây ra sự mệt mỏi và mệt mỏi được xếp là triệu chứng phổ biến nhất ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư và hạn chế hoạt động hàng ngày của họ, nhận biết thiếu máu và nguyên nhân của nó thì rất quan trọng để xác định các biện pháp can thiệp thích hợp có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Bài tổng quan này sẽ thảo luận về những nguyên nhân gây thiếu máu liên quan đến những bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

II. TỔNG QUÁT:

1. Cơ chế:

Cũng như bệnh thiếu máu nói chung, ba phạm trù cần được xem xét khi đánh giá nguyên nhân thiếu máu ở những bệnh nhân có khối u ác tính. 

  • Mất hồng cầu (RBC) khỏi cơ thể (thiếu máu do mất máu)
  • Tăng phá hủy hồng cầu (thiếu máu tan máu)
  • Giảm sản xuất hồng cầu

Thiếu máu có thể "rõ ràng" hơn ở những bệnh nhân có khối lượng hồng cầu bình thường nhưng thể tích huyết tương tăng. Điều này có thể là kết quả của việc giữ nước hoặc tăng thể tích huyết tương được thấy ở bệnh nhân lách to do một trong các loại ung thư tăng sinh tủy.

anemia-and-cancer

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 9 2021 16:50

Cập nhật giang mai và thai kỳ (CDC Hoa Kỳ 2021)

  • PDF.

Bs Đinh Thị Thu Trang - 

1. Tổng quan

1.1. Định nghĩa

Giang mai (Syphillis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum).

Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, ngoài ra còn có thể lây qua đường máu, lây từ mẹ bị giang mai sang cho con.

1.2. Phân loại

Giang mai có 2 loại: Giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh

Giang mai mắc phải bao gồm:

  • Giang mai thời kỳ 1: loét hoặc săng ở vùng bị lây nhiễm
  • Giang mai thời kỳ 2: phát ban da, tổn thương da và niêm mạc và hạch
  • Giang mai thời kỳ 3: ảnh hưởng trên thần kinh, tim mạch, tổn thương gummata
  • Nhiễm trùng tiềm ẩn (không có biểu hiện lâm sàng) được phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh học.

Giang mai bẩm sinh bao gồm:

  • GMBS sớm: thường xuất hiện trong 2 năm đầu, nhưng thường gặp 3 tháng đầu và mang tính chất của giang mai thời kỳ 3 với các triệu chứng như phỏng nước, bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, giả liệt Parrot, nhẹ cân, tuần hoàn bàng hệ, gan to, lách to,… 
  • Giang mai bẩm sinh muộn: Xuất hiện muộn khi trẻ lớn hơn 2 tuổi. Biểu hiện lâm sàng thường do sẹo và những thay đổi viêm mạn tính, trẻ bị thủng vòm miệng khẩu cái, thủng khoang mũi. Tam chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ).

gmaitk

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 9 2021 19:20

Cập nhật thông khí nhân tạo bệnh nhân gây mê

  • PDF.

Bs CK1 Dương Văn Truyền - 

tkntao

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 9 2021 09:49

Cập nhật khuyến cáo điều trị hẹp niệu đạo theo Hội niệu khoa Châu Âu năm 2021

  • PDF.

Bs Lê Văn Thức - 

HEPNIEU

hepnieudao

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 8 2021 20:41

You are here Tổ chức Đào tạo nhân viên BV