• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vô cảm trong mổ lấy thai

  • PDF.

Bs Lê Tấn Tịnh - 

LỰA CHỌN KỸ THUẬT VÔ CẢM: Vô cảm cho phẫu thuật mổ lấy thai bao gồm gây mê toàn thân và gây tê trục thần kinh ( gây tê tủy sống. gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng). Việc lựa chọn kỹ thuật vô cảm nên dựa trên tình trạng của mẹ và thai nhi, bệnh đi kèm, thời gian dự kiến và độ khó của phẫu thuật.

* Ưu điểm của gây tê trục thần kinh:

  • Giảm thiểu tỉ lệ bệnh tật cho mẹ.
  • Cho phép sản phụ tỉnh táo trong cuộc mổ.
  • Giảm thiểu việc dùng thuốc toàn thân trong cuộc phẫu thuật và di chuyển sang thai nhi.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cung cấp thuốc giảm đau sau phẫu thuật đa phương thức với liều thấp opioid trục thần kinh và giảm thiểu nhu cầu sử dụng opiod toàn thân.

*   Gây mê toàn thân:

  • Mổ lấy thai trong các trường hợp cấp cứu, không đủ thời gian gây tê trục thần kinh hoặc đạt mức phẫu thuật thông qua gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ.
  • Mẹ từ chối hoặc không có khả năng hợp tác với gây tê trục thần kinh.
  • Chống chỉ định gây tê trục thần kinh(bên dưới).

Đối với các trường hợp khẩn cấp, Gây tê tủy sống có thể phù hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao liên quan đến gây mê toàn thân ( đặt nội khí quản khó, mới ăn uống, dễ bị tăng thân nhiệt ác tính…). Tuy nhiên bác sỹ gây mê và bác sỹ sản khoa nên hợp tác để xác định mức độ khẩn cấp và kế hoạch gây mê.

*   Tử vong mẹ: Tử vong liên quan đến mổ lấy thai là rất hiếm, và dường như không có sự khác biệt giữa gây mê toàn thân và gây tê vùng. Một đánh giá dữ liệu từ năm 1997 đến năm 2002, bao gồm 56 trường hợp tử vong đã báo cáo sự khác biệt không đáng kể về tỉ lệ tử vong trong trường hợp gây nê toàn thân so với gây tê vùng khi mổ lấy thai (6,5 ca tử vong trên một triệu so với 3,8, tỉ lệ rủi ro 1,7. KTC 95% 0,6 đến 4,6).

vocamMLT

Xem tiếp tại đây


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Đào tạo Tập san Y học Vô cảm trong mổ lấy thai