• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chấn thương khí quản cổ

  • PDF.

Bs Trịnh Minh Thiện - 

I. Đại cương :

  • Thương tổn khí quản không hiếm gặp trong cấp cứu chấn thương. Là tối cấp cứu ngoại khoa do nguy cơ gây suy hô hấp rất nặng và cấp tính.
  • Chủ yếu gặp khí quản cổ.
  • Chấn thương khí quản hay vỡ khí quản thường do các va đập của vật tù (thanh gỗ, sắt…) hoặc dây điện ép đột ngột - trực tiếp vào mặt trước cổ.
  • Cần chẩn đoán ngay trên lâm sàng để sơ cấp cứu kịp thời. Điều trị có nhiều cách tùy theo mức độ thương tổn.

II. Chấn thương khí quản hay vỡ khí quản:

1. Nguyên nhân: thường do tai nạn, bị vật cứng đập trực tiếp vào cổ trước, hoặc di xe máy-xe đạp mắc cổ vào dây diện ngang đường, hoặc bị thít dây vào cổ ...

2. Giải phẫu bệnh: khí quản cổ bị dập, vỡ, thường nửa trước (vòng sụn cứng), hay vỡ làm nhiều mảnh. Có thể vỡ bán phần hoặc vỡ rời khí quản - tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính.

ctkhiquan

3. Lâm sàng

Cơ năng:

  • Khó thở nhiều sau bị thương.
  • Ho khạc ra máu sớm trong vòng 6 giờ sau bị thương.
  • Sưng nề rất rộng vùng cổ - mặt béo và bạnh ra như rắn hổ mang

Toàn thân: biểu hiện của 1 hội chứng suy hô hấp rõ nếu vỡ rộng.

Tại chỗ:

  • Xây xát, bầm tím da ngang vùng cổ trước.
  • Tràn khí dưới da rộng quanh cổ, nửa trên ngực, nửa dưới mặt. Nhiều có thể tràn khí dưới da bụng, bìu …
  • Nghe có thể thấy tiếng thở rít như hen phế quản.

4. Cận lâm sàng

  • X quang cổ thẳng - nghiêng: có thể thấy hẹp hoặc mất liên tục khí quản cổ.
  • Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ: Có thể thấy hình ảnh vỡ các cấu trúc sụn khí quản. Hình ảnh tổn thương phần mềm như khối máu tụ niêm mạc, đứt khí quản. Hình ảnh tràn khí. Tóm lại chụp cắt lớp vi tính cung cấp tương đối đầy đủ các hình ảnh tổn thương của khí quản trên các bình diện khác nhau và là bản đồ cho phẫu thuật và các định hướng can thiệp xử trí.

III. Điều trị:

1. Sơ cứu:

  • Nếu suy hô hấp: đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản qua vết thương tùy tình huống.
  • Sơ cứu các thương tổn phối hợp.
  • Nhanh chóng chuyển về cơ sở điều trị thực thụ.

2. Điều trị thực thụ:

Không suy hô hấp, tràn khí dưới da ít ở vùng cổ + không tăng lên qua theo dõi, không ho máu hoặc ho ít: kháng sinh, chống phù nề và theo dõi tại bệnh viện.

Nếu khó thở tăng, hoặc tràn khí dưới da tăng à đặt ống nội khí quản và điều trị như dưới đây:

  • Không suy hô hấp, tràn khí dưới da không tăng lên qua theo dõi, không ho máu nhiều: để tự thở + kháng sinh, chống phù nề + ăn qua ống thông dạ dày. Để 3 - 5 ngày mới rút nội khí quản. Thông thường tốt sau rút.
  • Nếu khó thở tăng à mổ xử trí như vỡ khí quản nặng.
  • Suy hô hấp rõ, hoặc tràn khí dưới da rất rộng và/hoặc tràn khí tăng lên qua theo dõi, và/hoặc ho ra máu nhiều à mổ cấp cứu xử trí vỡ khí quản.

Nguyên tắc mổ vỡ khí quản:

  • Gây mê nội khí quản, ống nội khí quản đặt sâu qua chỗ có chấn thương.
  • Rạch da rộng ngang cổ tương ứng vùng chấn thương.
  • Bộc lộ chỗ vỡ khí quản. Dựng lại và bảo tồn tối đa các mảnh vỡ nếu còn mạch nuôi.
  • Xén mép những chỗ quá dập nát.
  • Khâu phục hồi khí quản chỉ tiêu chậm, nên khâu mũi rời, nút buộc chỉ ra ngoài lòng khí quản.
  • Cắt lọc sạch, khâu kín da che vùng mổ. Có thể có dẫn lưu nếu cần.
  • Săn sóc sau mổ: chống nhiễm trùng và phù nề. Hạn chế ngửa cổ trong vài tuần.
  • Tiên lượng: nhìn chung là khá, nếu không biến chứng nhiễm trùng. Có nguy cơ hẹp khí quản tái phát nếu vùng vỡ rộng.

Mổ vỡ khí quản / đã đặt ống mở khí quản qua chỗ vỡ: lúc đầu thở máy qua ống mở khí quản. Sau khi bộc lộ thương tổn, kết hợp bác sĩ Gây mê thay bằng ống nội khí quản.

Nguyên tắc mở khí quản trong sơ cứu: Rạch da rộng. Đặt ống mở khí quản qua ngay chỗ vỡ hoặc dưới chỗ vỡ khí quản.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 11 Tháng 1 2021 10:41

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Chấn thương khí quản cổ