• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều dưỡng cộng đồng

  • PDF.

1. Lịch sử mô hình Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ):

Năm 1978, tại AlmaAlta, Liên xô (cũ) Hội nghị Quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và UNICEF tổ chức về CSSKBĐ đã khuyến cáo rằng mục tiêu “sức khỏe cho mọi người” của TCYTTG có thể đạt được thông qua mô hình  CSSKBĐ. Hai tổ chức Quốc tế lớn này đã chứng minh mô hình y tế dựa vào điều trị không đảm bảo cho mọi người dân trên thế giới được chăm sóc sức khỏe (CSSK). Đặc biệt các nước đang phát triển và các nước thuộc thê giới thứ ba, người dân thiếu tiền để mua dịch vụ y tế hoặc không có khả năng tiếp cận hoặc không có sẵn dịch vụ y tế.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một chiến lược hay giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ cập các dịch vụ y tế. các dịch vụ này người dân chấp nhận được, cố gắng chi trả được, có thể tiếp cận, dựa vào cộng đồng và coi trọng việc nâng cao, duy trì sức khỏe, tính tự lực và tham gia của cộng đồng đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.

veanong1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 9 2012 19:27

Nghiên cứu điều dưỡng – vấn đề cần được quan tâm

  • PDF.

Nghiên cứu Điều dưỡng là một bộ phận của nghiên cứu y học. Mục đích nghiên cứu nhằm tạo ra các kiến thức mới và bằng chứng khoa học có độ tin cậy để cải tiến thực hành chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, ngành Điều dưỡng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tạo ra các kiến thức mới, các bằng chứng làm cơ sở đưa ra các hướng dẫn thực hành mang tính khoa học.

Ngành Điều dưỡng có bốn lĩnh vực rất cơ bản, đó là: Đào tạo Điều dưỡng, Thực hành Điều dưỡng, Quản lý Điều dưỡng và Nghiên cứu Điều dưỡng, trong đó nghiên cứu Điều dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng, tác động vào sự phát triển của các lĩnh vực đào tạo, thực hành, quản lý và tác động vào sự phát triển chung của ngành Điều dưỡng.

hoithi5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 19 Tháng 9 2012 14:16

Hẹp thực quản bẩm sinh và hình ảnh X quang

  • PDF.

Nguyễn Đức Khánh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

I. Mở đầu:

heptq1

Hẹp thực quản là dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa thường gặp. Tỉ lệ khoảng 1/2.000 - 1/4.000 trẻ sinh sống. Dị tật này cần phải phẫu thuật cấp cứu để cứu sống trẻ. Có khoảng 1/3 trường hợp được chẩn đoán trước sinh (24 tuần tuổi) nhờ dấu hiệu đa ối và không thấy dạ dày trên siêu âm. Khoảng 30% trẻ dị tật thực quản bị sinh non, có thể có dị dạng phối hợp hoặc dị dạng phế quản-phổi. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và hình ảnh X quang. Việc chẩn đoán sớm và chính xác để có các xử lý đúng đắn và chuyển nhanh bé đến các trung tâm có khả năng phẫu nhi giúp cho cơ hội sống của bé cao hơn.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 07 Tháng 9 2012 09:25

Xử trí doạ đẻ non và đẻ non

  • PDF.

Bs CKI Tạ Thanh Uyên

Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Hằng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu thai kỳ đẻ non, chiếm 5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ. Đẻ non liên quan đến tỉ lệ tử vong chu sinh cao. Sơ sinh < 2500g tỉ lệ tử vong lên đến 80% ở các nước phát triển, trẻ < 1500g có nguy cơ tử vong cao gấp 200 lần so với trẻ > 2500g.

I.Tầm quan trọng đối với cộng đồng

Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh. Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3. Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5. Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10. Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém. Các vấn đề của trẻ non tháng:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 8 2012 20:13

Ứng dụng thời trị liệu trong điều trị bệnh lý tim mạch

  • PDF.

BsCKII Trần Lâm

 I. Khái niệm thời sinh học và thời trị liệu

Trong cơ thể con người, những chức năng sống như thân nhiệt, giấc ngủ, huyết áp, ... và sự hoạt động của các cơ quan như não, tim, phổi, thận, tuyến nội tiết,... đều có những thay đổi ngày đêm như có những chiếc đồng hồ của từng cơ quan giúp việc điều khiển thời nhịp sống. Và các đồng hồ sinh học này luôn tìm cách điều hòa phù hợp với nhau để chạy cho đúng giờ. Những chu kỳ hoạt động sinh lý học của người đều do chính cơ thể quyết định chứ không phải do môi trường chung quanh. Tuy nhiên, những hiện tượng thay đổi trong môi trường tự nhiên như ngày nóng, đêm lạnh cũng ảnh hưởng đến thời nhịp hoạt động của cơ thể.

thoitrilieu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 24 Tháng 8 2012 07:54

You are here Đào tạo Tập san Y học