• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Viêm não Nhật Bản

  • PDF.

Hồ Thị Mai-YHNĐ

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virút  viêm não Nhật Bản B  gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng cùng  với sự phát triển của viêm não tuỷ nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh có thể xuất hiện rãi rác quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 5, 6, 7 là tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây là thời điểm Viêm Não Nhật Bản bắt đầu vào mùa và kéo dài cho đến hết tháng 10.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng I, mặc dù chưa bước vào đỉnh điểm của bệnh Viên Não Nhật Bản nhưng bệnh nhân nhập viện điều trị viêm não tăng nhanh. Trung bình 2 tuần khoản 5-6 trẻ mắc. trong khi nhiều cha mẹ lại không biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

I.Nguyên nhân :

1.Tác nhân gây bệnh

Vi rút viêm não Nhật Bản.

2. Nguồn truyền

Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người.

Nguồn tuyền nhiễm trong thiên nhiên là loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải quả nhãn như tu hú, liếu điếu.

Nguồn truyền nhiễm gần người là một số loài gia súc, trong đó quan trọng nhất là lợn nhà.

 

3.Đường lây

- Là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex là chủ yếu

- Muỗi đốt súc vật bị nhiễm và sau đó truyền bệnh khi đốt trẻ em.

- Ở Việt Nam loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, nó là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

1

 

II.Triệu chứng :

Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

- Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn

2

- Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ

III.Phòng ngừa :

- Chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc xin trong đó có vắc xin VNNB, bởi vì vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có VNNB.

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

- Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần đến ngay các có sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác.

- Toàn thể người dân và cộng đồng cùng chung tay thực hiện và phối hợp thật tốt với ngành y tế trong tất cả các hoạt động phòng chống dịch bệnh được triển khai tại hộ gia đình cũng như tại cộng đồng.

3

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 6 2017 08:15

You are here Đào tạo Tập san Y học Viêm não Nhật Bản