• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm

  • PDF.

 CN: Ngô Thị Hạnh Tâm - 

Kết quả xét nghiệm góp phần rất quan trọng đối với các quyết định chẩn đoán, điều trị, phát hiện và tầm soát bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy,…

Muốn phát huy tối đa ý nghĩa và vai trò nêu trên thì xét nghiệm phải đảm bảo được chất lượng. Vì vậy quản lý chất lượng xét nghiệm là một yêu cầu song hành không thể thiếu trong hoạt động xét nghiệm, sẽ kiểm soát toàn bộ các vấn đề liên quan đến phòng xét nghiệm.

“Đảm bảo chất lượng - QA” là một chương trình tổng thể nằm trong “Hệ thống quản lý chất lượng” để đảm bảo kết quả xét nghiệm cuối cùng được báo cáo là chính xác. Nó sẽ kiểm soát các vấn đề liên quan đến các giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm.

Mục đích chính của QC là phát hiện ra các sai sót chính trong quá trình thực hiện xét nghiệm, khắc phục và đưa ra kết quả chính xác cho bệnh nhân. Được thực hiện thông qua 2 quy trình là Nội kiểm tra (IQC: Intenal Quality Assessment) và Ngoại kiểm tra (EQA: External Quality Assessment).

ngoaikiemtra

Sơ đồ các bên liên quan đến phòng xét nghiệm.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 5 2022 09:37

Chiến dịch vệ sinh tay và ngày rửa tay toàn cầu 05/05/2022

  • PDF.

BS Lê Thị Mỹ Thương - 

Tiến trình cải thiện vệ sinh tay là một phần quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng và do đó là sự ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân và nhân viên y tế. Tuy nhiên việc tuân thủ vệ sinh tay trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe vẫn chưa tối ưu trên toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị thực hiện chiến lược cải thiện vệ sinh tay đa phương thức bao gồm các yếu tố: (1) đảm bảo sự thay đổi của hệ thống, đặc biệt là sự tiếp cận của nhân viên y tế với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn tại các thời điểm chăm sóc bệnh nhân để có thể sử dụng phương pháp rửa tay như một phương pháp tối ưu để vệ sinh tay; (2) đào tạo và giáo dục nhân viên y tế; (3) giám sát thực hành và trao đổi sự hiệu quả trong quá trình thực hiện ; (4) nhắc nhở tại nơi làm việc; và (5) tạo ra một môi trường an toàn trong cơ sở y tế.

ruâty

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 06 Tháng 5 2022 09:30

Ngày hen toàn cầu 2022 (WAD) - Khép lại khoảng cách trong chăm sóc bệnh hen

  • PDF.

Bs Lê Vũ Bảo Quyên - 

Ngày Hen toàn cầu (WAD) là một sự kiện nâng cao nhận thức hàng năm được hỗ trợ bởi Tổ chức Chiến lược toàn cầu về Hen (GINA) và Viện Tim phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (NHLB), cũng như Quỹ Hen Thế giới. Mục đích của ngày này là nâng cao nhận thức về bệnh hen và cách nó ảnh hưởng đến những người mắc phải.

Ngày Hen toàn cầu được khởi động cùng với Hội nghị Hen Thế giới đầu tiên tại Barcelona, ​​và đã phát triển trở thành sự kiện hen toàn cầu lớn nhất. Ngày Hen Toàn cầu được tổ chức vào Thứ Ba đầu tiên của tháng Năm hàng năm và nhằm mục đích gây quỹ hỗ trợ cho những người mắc bệnh hen và gia đình của họ. Ngày Hen toàn cầu năm nay diễn ra vào ngày 3 tháng 5.

HTOANCAU

Hen là một bệnh hô hấp mạn tính, phổ biến, ảnh hưởng đến 1 – 18% dân số ở các quốc gia khác nhau. Hen được đặc trưng bởi các triệu chứng khác nhau như khó thở, khò khè, đau ngực hoặc ho,… và giới hạn của luồng khí thở ra. Cả triệu chứng và giới hạn luồng khí thở ra có đặc điểm thay đổi theo thời gian và cường độ. Những thay đổi này thường được kích hoạt bởi các yếu tố như tập thể dục, tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích, thay đổi thời tiết hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 4 2022 20:46

Định lượng sTfR

  • PDF.

CN Phan Minh Tự - 

(Solube transferin receptor - Thụ thể Transferin hòa tan)

Thụ thể transferrin là một glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử 190 kilodalton (kDa). Nó bao gồm hai tiểu đơn vị giống hệt nhau được kết nối bằng cầu disulfide. Mỗi một đơn phân có một thành phần có C tận cùng 85 kDa có thể liên kết với một phân tử transferrin chứa sắt. Sự ly giải protein dẫn đến dạng hòa tan của thụ thể transferrin (sTfR). Trong huyết tương, thụ thể transferrin hòa tan hiện diện dưới dạng một phức hợp với transferrin có trọng lượng phân tử khoảng 320 kD. Nồng độ sTfR huyết thanh tỷ lệ thuận với nồng độ của thụ thể trên màng tế bào. Quá trình hấp thụ sắt bởi các tế bào trong cơ thể được kiểm soát bởi biểu hiện của thụ thể transferrin (TfR). Nếu dự trữ sắt nội bào cạn kiệt - tương ứng với nồng độ ferritin dưới 12 μg/L - thì biểu hiện nhiều TfR hơn. Ái lực của thụ thể transferrin với transferrin phụ thuộc vào trạng thái tải của transferrin. Vì 80‑95 % phân tử thụ thể transferrin định vị trên các tế bào tạo hồng cầu, nồng độ TfR (và do đó cũng là nồng độ sTfR) phản ánh nhu cầu sắt của các tế bào này. Khi tồn tại tình trạng thiếu sắt, nồng độ sTfR trong huyết thanh tăng ngay cả trước khi nồng độ hemoglobin giảm đáng kể. Do đó nồng độ sTfR có thể mô tả tình trạng sắt chức năng trong khi ferritin phản ánh tình trạng dự trữ sắt. Có thể đánh giá chính xác tình trạng sắt bằng cách xác định chỉ số sTfR (= nồng độ sTfR/log nồng độ ferritin). Vì - ngược lại với ferritin - nồng độ sTfR không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng pha cấp, rối loạn chức năng gan cấp tính hoặc các khối u ác tính, có thể phân biệt giữa thiếu máu do bệnh mạn tính (ACD) và thiếu máu do thiếu sắt (IDA). Giá trị sTfR cao cũng thấy được ở bệnh tăng hồng cầu, thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, tăng hồng cầu hình cầu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, hội chứng loạn sản tủy và thiếu vitamin B12. Nồng độ sTfR cao xảy ra trong thai kỳ khi thiếu sắt chức năng.

transferin

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 4 2022 20:38

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và giải pháp

  • PDF.

Ds Phan Thị Bích Ngọc - 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD: chronic obstructive pneumonia disease) là tình trạng đường dẫn khí ở phổi bị phá hủy, gây khó khăn cho sự di chuyển của khí ra vào phổi.

1 .Nguyên nhân gây ra COPD

  • Đường dẫn khí ở phổi có sẹo và hẹp
  • Túi khí trong phổi (nơi xảy ra sự trao đổi CO2 và O2) bị phá hủy.
  • Thêm vào đó, COPD thường liên quan đến tình trạng viêm đường dẫn khí gây ho và gây tạo đàm.

Khi sự phá hủy trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến máu không lấy đủ oxy và không thải trừ hết CO2, điều này gây ra triệu chứng thở ngắn và các triệu chứng khác.

copd1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 4 2022 17:55

You are here Tin tức Y học thường thức