Bs CKII Trần Giám - Khoa TMH
Định nghĩa viêm tai giữa
Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính lớp niêm mạc lót trong niêm mạc tai giữa. Bệnh thường mắc sau viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em hoặc khởi phát khi còn trẻ.
Nguyên nhân viêm tai giữa cấp
VTG cấp thường do vi khuẩn từ vòm mũi họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, có thể do tắc vòi nhĩ do nhiều nguyên nhân, trong đó VA là thường gặp.
Trẻ không bú sữa mẹ tỷ lệ mắc bệnh cao vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ đề kháng tốt. Trẻ sức môi hở hàm ếch rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ dễ viêm nhiễm hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ đưa đến bệnh VTG.
Chẩn đoán viêm tai giữa
Khi trẻ bị VTG thường có biểu hiện: quấy khóc, đau tai, trẻ nhỏ hay dụi tai, lắc đầu, kém ăn, nôn hoặc tiêu chảy, sốt và chảy mủ tai, có khi ù tai, nghe kém. Soi thấy màng nhĩ căng phồng, đỏ.
Chảy mủ tai và đau tai là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán.
Điều trị viêm tai giữa
Khoảng 2/3 số bệnh VTG là do vi khuẩn, hay gặp là liên cầu, phế cầu nên phải dùng kháng sinh để điều trị.
Kết hợp với các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai. Nếu màng nhĩ căng phồng quá 3 tuần thì nên dẫn lưu bằng ống thông khí (Diabolo).
Khi tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, còn cần phải lau sạch mủ ở tai hoặc đặt vào ống tai một đoạn bông thấm để mủ thấm vào và chảy ra, đặt vài lần trong ngày như vậy (không dùng tăm bông, tăm tre…, tránh đụng vào ống tai gây đau), thường 1 đến 2 tuần tai mới khô hẳn. Việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm tai giữa để điều trị sớm và triệt để sẽ tránh được biến chứng viêm tai xương chũm. Đây là biến chứng rất thường gặp sau VTG cấp 2 đến 3 tuần.
Biến chứng viêm tai giữa
Viêm tai xương chũm: Tiền sử VTG 2-3 tuần trước đó, đã chảy mủ tai, điều trị không triệt để hoặc không điều trị. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, chảy mủ tai tăng, thể trạng nhiễm trùng nhiểm độc, đau tai và vùng sau tai, sưng nóng đỏ đau lan lên nửa đầu, ù tai, nghe kém ngày càng tăng, có thể chóng mặt, ấn vào vùng sau tai (xương chũm) rất đau.
Người bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Đây là bệnh cấp cứu trong tai mũi họng; có thể gây ra các viêm nhiễm nội sọ.
Phòng ngừa viêm tai giữa
Cần vệ sinh mũi họng, phòng ngừa viêm mũi họng, VA, viêm hô hấp trên vì tai mũi họng có sự thông nhau qua vòi nhĩ.
Trẻ em không để nước bẩn hoặc sữa chảy vào tai.
Tài liệu tham khảo
- A.G. LICATREP, 2005, Cẩm nang Tai mũi họng, chương V, tr: 270 – 359.
- Nhan Trừng Sơn, 2004, Tai mũi họng nhập môn, tr: 102 -163.
- Võ Tấn, 1991, Tai mũi họng thực hành, tập 2.
- 27/12/2016 07:40 - Tiêu thụ natri liên quan trực tiếp đến nguy cơ tử …
- 09/12/2016 19:06 - Lợi ích của chăm sóc bà mẹ Kangaroo cho trẻ sơ sin…
- 06/12/2016 14:50 - Tổng kết tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn t…
- 27/11/2016 18:20 - Những điều cần biết về bệnh khô mắt
- 24/11/2016 19:14 - Các thời điểm để uống thuốc
- 10/11/2016 18:37 - Công nghệ và công trình xử lý nước thải tại Bệnh v…
- 09/11/2016 21:05 - Chăm sóc sau mổ & PHCN cho bệnh nhân mổ nội soi kh…
- 09/11/2016 20:31 - Vibrio cholerae và bệnh tả
- 09/11/2016 20:06 - Thiết kế và quản lý đơn vị tiệt khuẩn
- 02/11/2016 19:53 - Phòng ngừa các bệnh về mắt ở người cao tuổi