• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vai trò của người điều dưỡng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp tại Khoa Cấp Cứu

  • PDF.

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

Ngừng tim và ngừng tuần hoàn là tình trạng mất hoạt động hiệu quả của tim và hệ thống tuần hoàn gây ảnh hưởng đến não và các cơ quan trong cơ thể.

Tình trạng bệnh lý này thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể hồi phục nếu được cứu chữa kịp thời hoặc không hồi phục nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách.

Như chúng ta đã biết, não là cơ quan đầu tiên chỉ chịu thiếu khí trong vòng 4 phút, nếu quá thời gian này thì tổn thương não sẽ không hồi phục. Vì vậy phải tranh thủ từng giây (chứ không phải từng phút) để kịp cứu sống bệnh nhân.

Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp, ngoài bác sỹ là người điều hành suốt quá trình cấp cứu thì người điều dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của thủ thuật. Qua quá trình làm việc tại Khoa Cấp Cứu, chúng tôi nhận thấy người điều dưỡng phải có những kỹ năng như sau:

+ Sự nhạy bén trong việc đánh giá bệnh nhân: Tiếp nhận bệnh nhân tại cổng cấp cứu đa phần là điều dưỡng. Nếu người điều dưỡng có kinh nghiệm và nhận định tốt thì ngay khi quan sát người bệnh đã đánh giá được tình trạng của họ và báo ngay cho bác sỹ hoặc tự mình ép tim tại chỗ rồi gọi người hỗ trợ mà không chờ đợi chuyển vào phòng lấy sinh hiệu rồi mới thực hiện thủ thuật.

CPR1

+ Tác phong nhanh nhẹn: Vận chuyển bệnh nhân nhanh và thực hiện y lệnh nhanh.

+ Thực hiện thủ thuật chính xác, đúng nguyên tắc và có hệ thống: Khi người bệnh ngừng tim thì bác sỹ vừa là người ép tim, vừa ra y lệnh, người điều dưỡng thực hiện y lệnh khác (truyền dịch, tiêm thuốc, bóp bóng...). Phần lớn bệnh nhân ngừng tuần hoàn khi được đưa vào viện thì việc lấy đường truyền rất khó khăn hoặc bị phù toàn thân nên việc xác định được tĩnh mạch không phải là dễ. Hoặc khi bóp bóng qua mặt nạ nhưng không theo nguyên tắc chữ E, chữ C thì khí sẽ không vào được phổi. Do đó đòi hỏi người điều dưỡng phải thường xuyên thực hành để làm thành thạo các thủ thuật này khi cấp cứu.

+ Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn: Bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp sau khi cấp cứu đã có mạch, huyết áp trở lại nhưng việc tái ngưng tim là rất dễ xảy ra. Do đó người điều dưỡng phải theo dõi sát để báo cáo kịp thời cho bác sỹ.

+ Cuối cùng là tinh thần, thái độ đối với người bệnh: Phải kiên trì, tận tụy, cấp cứu người bệnh bằng cả tấm lòng và trí tuệ của mình, phải xem họ như người thân ruột thịt của mình, đôi khi chỉ cần mình chịu khó thêm vài phút thì cứu được cả cuộc đời của một người và ngược lại. Do đó phải chống thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, làm chỉ mục đích để đối phó mà không đem lại hiệu quả gì.

Tóm lại, ngừng tuần hoàn hô hấp là tình trạng bệnh lý gặp hằng ngày tại khoa Cấp cứu. Do đó cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là việc làm thường quy của các kíp trực. Bác sỹ phải ra y lệnh chính xác, kịp thời còn điều dưỡng phải rèn luyện để thành thạo các kỹ năng trên để mang lại hiệu quả tốt nhất, mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mỗi gia đình bệnh nhân.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 14 Tháng 3 2015 19:47

You are here Tin tức Y học thường thức Vai trò của người điều dưỡng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp tại Khoa Cấp Cứu