• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Mô hình Khoa Cấp Cứu mới – nhìn từ phía điều dưỡng

  • PDF.

ĐD Lê Hoàng Nguyên - Khoa Cấp Cứu

Là một điều dưỡng làm việc tại Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã nhiều năm, từng chứng kiến những thay đổi của khoa qua thời gian, mỗi mô hình đều có những ưu điểm và tồn tại nhất định. Với khu cấp cứu liên hoàn khu cận lâm sàng như hiện nay, đứng về phương diện của một điều dưỡng, chúng tôi nhận thấy:

1. Thuận lợi:

- Thứ nhất: Với các phòng chụp X quang, CT Scanner, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học kế bên nên việc vận chuyển người bệnh khá dễ dàng, nhất là lúc bệnh đông và với các trường hợp bệnh nặng không cho phép di chuyển đi xa khỏi các phương tiện cấp cứu được. Trước đây điều dưỡng thường phải đẩy người bệnh đi xa từ 100 -150m để chụp X quang, chụp CT Scanner, bệnh nặng phải đi 2 người, như vậy rất  tốn kém về nhân lực và nguy cơ xẩy ra tai biến đối với người bệnh rất cao. Bây giờ ngoài những trường hợp có chỉ định chụp X quang, siêu âm tại giường, các trường hợp khác chỉ cần mở cữa phòng kế bên là thực hiện được ngay, người điều dưỡng cũng đỡ vất vả, có thể làm được nhiều việc hơn và cũng an toàn cho người bệnh hơn. Mặt khác, khi phát hiện những bất thường thì người bác sỹ cận lâm sàng sẽ thông báo được ngay cho bác sỹ lâm sàng hoặc cùng hội chẩn trên máy để đưa ra những quyết định nhanh và chính xác nhất, không đợi phải in phim ra như trước. Điều dưỡng cũng căn cứ vào đó mà chuẩn bị hồ sơ thủ tục kịp thời, không bị động.

capcu1

capcu2

Các trang thiết bị tại Khoa Cấp Cứu mới

- Thứ hai: Với đặc thù của Khoa Cấp cứu, phòng ốc còn hẹp trong khi các máy móc, phương tiện lại nhiều, một số thiết bị rất dễ phát sinh cháy nổ. Bệnh nhân vào khoa một số đã sử dụng chất kích thích (rượu, bia) trước đó nên rất dễ kích động và người nhà đôi khi phản ứng thái quá, điều này ảnh hưởng đến công tác cấp cứu cũng như việc bảo quản tài sản của khoa. Trước kia, do phải vận chuyển người bệnh đi xa để thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng nên chúng tôi thường nhờ người nhà hỗ trợ, nhưng nay thì việc đó không cần thiết nữa. Tất cả mọi công việc tại khoa đều do người điều dưỡng đảm nhận, vì vậy hạn chế được số lượng người trong khoa và tránh được những rắc rối xẩy ra.

- Thứ ba: Việc bố trí camera giám sát tại khoa Cấp cứu: Đây không phải là việc làm mới mà nó đã được nhiều bệnh viện trong cả nước triển khai từ lâu. Kể từ khi được lắp camera đã giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác tiếp đón bệnh nhân. Người điều dưỡng chỉ cần nhìn lên màn hình là phát hiện được bệnh nhân vào từ xa, thậm chí đánh giá được tình trạng của họ để có thái độ tiếp đón kịp thời.

Camera cũng ghi lại được hình ảnh trung thực giúp cho lãnh đạo bệnh viện và các cơ quan chức năng tham khảo trong một số trường hợp cần thiết.

- Thứ tư: Phòng trực thu viện phí ngay sát Khoa Cấp cứu nên thủ tục tạm ứng, thanh toán viện phí cũng thuận lợi cho người bệnh và người nhà, chúng tôi không phải mất thời gian dẫn họ đi thanh toán như trước đây và cũng hạn chế được thất thoát viện phí cho bệnh viện.

2. Hạn chế:

Bên cạnh những lợi ích to lớn cho cả người bệnh và nhân viên y tế nêu trên, còn một số hạn chế như:

- Lối đi vào phòng siêu âm, Xquang, CT Scanner của những khoa khác đều phải đi qua khoa Cấp cứu, đặc biệt là ngoài giờ hành chính.

- Đường đi lên khu vực Thận nhân tạo (tầng 2) hiện vẫn đi trong Khoa Cấp cứu

* Tóm lại: Kể từ khi chuyển qua làm việc ở khu cấp cứu mới, chúng tôi thấy có rất nhiều thuận lợi, rút ngắn được thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 08 Tháng 6 2015 19:43

You are here Tin tức Tin hoạt động BV Mô hình Khoa Cấp Cứu mới – nhìn từ phía điều dưỡng