• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Khuyến cáo tiêm vắc xin trong thai kỳ theo CDC Hoa Kỳ 2024

  • PDF.

Bs Nguyễn Anh Khiêm - 

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn, khiến họ dễ bị các biến chứng khi mắc bệnh. Điều này làm cho một số vắc xin trở thành hàng rào phòng thủ quan trọng, không chỉ để bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn để xây dựng hệ miễn dịch cho thai nhi chống lại một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm một số loại vắc xin để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là các loại vắc xin được khuyến nghị:

I. CÁC VẮC XIN KHUYẾN CÁO TIÊM TRONG THAI KỲ

a) Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván (Tdap)

Mục đích: Giúp bảo vệ bé khỏi ho gà (vốn có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh) và uốn ván sơ sinh

Lịch tiêm: Thời gian tối ưu để tiêm Tdap là trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến trước tuần thứ 36 của thai kỳ, tốt là trước tuần thứ 35 để kháng thể đạt mức tối đa cho bé trước khi sinh. Điều này là để tối đa hóa phản ứng kháng thể của mẹ và truyền kháng thể thụ động cho trẻ

Lưu ý: Nếu chưa tiêm, vẫn có thể tiêm ngay sau khi sinh để bảo vệ trẻ.

VACXXINTHAI

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 4 2025 07:40

Hướng dẫn trích sao hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phan Thị Minh Tú - 

Căn cứ khoản 17 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, hồ sơ bệnh án không chỉ là “nhật ký sức khỏe” của mỗi người bệnh mà còn là tài liệu quan trọng phục vụ nhiều mục đích như: bảo hiểm, pháp lý hoặc theo dõi điều trị... Hiểu được điều đó, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam mang đến dịch vụ trích sao hồ sơ nhanh chóng, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu quy trình đơn giản để thực hiện thủ tục này tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

1. Trích sao hồ sơ bệnh án là gì?

Trích sao hồ sơ bệnh án là việc cung cấp bản sao toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bệnh án của người bệnh, bao gồm kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc hay phác đồ điều trị. Đây là dịch vụ hỗ trợ người bệnh và người thân, cơ quan chức năng trong những trường hợp cần thiết, được thực hiện theo yêu cầu chính đáng.

trich sao

Đọc thêm...

Các quy định về quan trắc môi trường lao động và hoạt động quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phòng HCQT - 

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động đo kiểm môi trường lao động, quan sát, kiểm tra và lập báo cáo môi trường theo NĐ 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc:

- Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

- Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

- Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

- Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

  • Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
  • Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
  • Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. Nếu thuộc các trường hợp trên, đơn vị sẽ tiến hành quan trắc môi trường lao động.

QUANTRAC

Hình 1. Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

Đọc thêm...

Chăm sóc dược cho bệnh nhân tăng huyết áp

  • PDF.

Ds. Đặng Thị Ngọc Hà – 

Trong những năm gần đây, tăng huyết áp ngày càng phổ biến do: sự gia tăng dân số, lão hóa và các nguy cơ liên quan đến hành vi như chế độ ăn uống không lành mạnh, hấp thụ quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, ít vận động thể lực, thừa cân và thường xuyên căng thẳng trong cuộc sống.

Tăng huyết áp xuất hiện khá phổ biến, thường phát triển trong vài năm mà không kèm triệu chứng cụ thể nào. Huyết áp tăng cao vẫn có thể đem lại các tổn thương cho mạch máu và các cơ quan trọng yếu như não, tim, thận, mắt.

Phát hiện sớm và điều trị có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu tăng huyết áp. Theo dõi huyết áp thường xuyên, kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống là chìa khóa giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

THA duoc

I. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp:

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
  • Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn.

Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp tiên phát) là phổ biến nhất. Tăng huyết áp đã xác định được nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát) thường là do cường aldosteron nguyên phát. 

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2025 15:16

Các biến chứng liên quan đến kỹ thuật lấy nhân đệm điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • PDF.

Bs Đoàn Kim Nhựt - 

Giới thiệu

Phẫu thuật lấy nhân đệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp can thiệp phổ biến nhằm giải phóng chèn ép thần kinh, giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Các kỹ thuật phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật mở truyền thống (Open Discectomy – OD), vi phẫu (Microdiscectomy – MD), vi phẫu nội soi (Microendoscopic Discectomy – MED) và nội soi hoàn toàn (Full-Endoscopic Discectomy – FED).

Các phương pháp xâm lấn tối thiểu như MED và FED mang lại nhiều lợi ích như giảm đau sau mổ, ít chảy máu, thời gian hồi phục ngắn hơn, nhưng vẫn còn tranh cãi về mức độ an toàn và tỷ lệ biến chứng so với phương pháp mở. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh tỷ lệ biến chứng giữa các kỹ thuật trên.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả tìm kiếm các nghiên cứu liên quan trong cơ sở dữ liệu Medline. Tiêu chí chọn lọc bao gồm các nghiên cứu báo cáo biến chứng trong phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng OD, MD, MED và FED. Dữ liệu được trích xuất và phân tích theo các nhóm biến chứng chính:

  • Tổn thương màng cứng (Dural tear)
  • Tổn thương rễ thần kinh (Nerve root injury)
  • Biến chứng thần kinh (Neurological complications)
  • Biến chứng vết mổ (Wound complications)
  • Tái phát thoát vị đĩa đệm (Recurrent disc herniation)
  • Tỷ lệ phẫu thuật lại (Reoperation rate)
  • Các biến chứng khác

Đọc thêm...

You are here Tổ chức Y học thường thức