• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bệnh sởi - cách điều trị bằng y học cổ truyền

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm long và phát ban đặc hiệu ngoài da.Thường gây nhiều biến chứng, có thể dẫn đấn tử vong.

Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh sởi cũng thể hiện qua các giai đoạn lâm sàng:

- Giai đoạn ủ bệnh: 10-12 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: (giai đoạn viêm long) 2-4 ngày, là giai đoạn dễ lây nhất, gồm: Sốt cao; viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa, mắt; có thể có hạt Koplik.

- Giai đoạn toàn phát: (giai đoạn phát ban) kéo dài 2-5 ngày, ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ lan dần đến thân mình và tứ chi. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, xen kẻ giữa vùng phát ban là da lành. Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ tăng. Khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độ giảm.

- Giai đoạn hồi phục: (giai đoạn sởi bay) Sởi bay theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm đen trên mặt da gọi là vết hằn da hổ. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng trạng hồi phục dần.

soiyhct1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 10 Tháng 6 2014 09:00

Virus sởi

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Khoa Vi Sinh

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. Sởi có thể lan tràn khắp thế giới và nó là nguy cơ gây bệnh cho một phần ba số trẻ dưới 12 tuổi khắp thế giới. Trẻ có thể mắc bệnh sởi với tỷ lệ tử vong khá cao. Hiện nay dịch sởi đang bùng phát ở Việt nam, là mối quan tâm lớn của toàn xà hội.

ĐẶC ĐIỂM VIRUS HỌC

 virutsoi1a

Hình ảnh virus sởi

Virus sởi có cấu trúc và đặc điểm sinh học giống các Paramyxovirus khác và có nhiều đặc điểm gần rindepest, Staupe là thành viên trong Paramyxovirus gây bệnh cho động vật, Vì vậy, thường có phản ứng chéo giữa các Virus trên. Virus sởi là loại virus đồng nhất, ít biến đổi.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 6 2014 09:44

Vai trò điều dưỡng trong phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở một ngành y học hiện đại. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và từng bước được củng cố, công tác Vật lý trị liệu (VLTL)–Phục hồi chức năng (PHCN) đã được giải quyết tốt, nhiều người bị hậu quả của vết thương hoặc do bệnh lý nhờ có PHCN đã trở lại với cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày.

Điều dưỡng PHCN là một chuyên ngành, chuyên biệt, là một sự quan tâm chăm sóc đặc biệt làm giảm những khó khăn do tàn tật gây nên để giúp cho người tàn tật có cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Có bảy nhóm tàn tật thường gặp trong chăm sóc phục hồi chức năng (CS-PHCN):

  1. Khó khăn về vận động.
  2. Khó khăn về nghe, nói.
  3. Khó khăn về học.
  4. Khó khăn về nhìn.
  5. Người có hành vi xa lạ.
  6. Động kinh.
  7. Mất cảm giác.

Ngoài ra còn có những vấn đề về CS-PHCN cho người bệnh chấn thương cột sống, người bệnh nặng, hôn mê, nằm lâu,…Tàn tật ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bệnh và gia đình người bệnh, vì vậy người ĐD dù làm việc ở đâu  cũng phải áp dụng các nguyên tắc: Việc CS nên bắt đầu từ khi họ mới bị tàn tật, phải phòng ngừa loét và những biến chứng khác có thể xảy ra và phải làm sao để giúp họ vượt qua khó khăn và ảnh hưởng đó.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 6 2014 14:45

Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét

  • PDF.

Khoa Huyết Học

I. ĐẠI CƯƠNG

Sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây ra. Ký sinh trùng sốt rét được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheless. Bệnh lưu hành địa phương và có thể phát thành dịch. Nếu không được chẩn đoán và cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Ký sinh trùng sốt rét chỉ quan sát được qua kính hiển vi với vật kính 100. Chúng sống trong hồng cầu và trong một số cơ quan khác ở người.

Hiện nay phương pháp chẩn đoán KSTSR vẫn là phương pháp Romanovski (kéo lam máu và nhuộm màu) tìm KSTSR. Đây là tiêu chuẩn vàng để khẳng định bệnh.

Phương pháp nhuộm Giemsa là phương pháp thủ công để phát hiện KSTSR. Tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này đã được lược bỏ một phần so với nguyên bản gốc vì vậy đã tạo ra những hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán sốt rét.

sotrett1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 6 2014 13:53

Các nguyên tắc của dẫn lưu ngực

  • PDF.

ĐDTK Lê Thị Thu Hoài - Khoa Ngoại TH

I. Mục đích của đặt dẫn lưu ngực:

Dẫn lưu khí, máu, dịch từ trong khoang màng phổi ra ngoài, tái lập áp suất âm trong khoang màng phổi để giúp phổi nở ra.

II. Chỉ định của đặt dẫn lưu ngực:

  • Tràn dịch màng phổi: Tràn máu (chấn thương hoặc bệnh lý), tràn mủ màng phổi (bệnh lý).
  • Tràn khí màng phổi: Tràn khí màng phổi do chấn thương ngực và vết thương ngực hở, một số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát lượng nhiều.
  • Tràn dịch và tràn khí màng phổi.
  • Hậu phẩu mở ngực trong các trường hợp mổ ở lồng ngực.

III.  Nguyên lý hoạt động của hệ thống dẫn lưu ngực

danluunguc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 07 Tháng 6 2014 15:08

You are here Tổ chức Y học thường thức