CN Lê Thị Thanh Hà - Khoa cấp cứu
Ăn uống là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người khỏe mạnh ,sống và phát triển. Khi con người bị ốm thì ngoài năng lượng để duy trì sự sống thì còn cần thêm năng lượng để chống lại bệnh tật. Nhưng không phải bệnh lý nào cũng có một chế độ ăn bồi dưỡng như nhau, mà tùy vào từng bệnh lý thì có một chế độ ăn thích hợp.Như vậy dinh dưỡng đối với người bệnh mới góp phần vào thành công của sự điều trị.
Một số chế độ ăn theo trạng thái bệnh lý:
1. Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ:
- Tác dụng của chất xơ và sợi là kích thích co bóp ống tiêu hóa nhất là đối với nhu động ruột.Cho nên những người bệnh có tổn thương ở đường tiêu hóa như; loét dạ dày, loét hành tá tràng, viêm ruột hoặc các tổn thương khác ở đường ruột phải có chế độ ăn hạn chế sợi, xơ như: sắn, ngô, khoai, thịt có gân, rau, dưa, hoa quả như táo, lê….
- Nên chọn các thực phẩm:
Sữa, bơ trứng
Khoai nghiền bỏ xơ
Rau thật non
Nước ép hoa quả như chanh, cam, chuối
- Khi chế biến thì phải chú ý
Rau quả nên nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ
Thịt cá hầm kỹ để các chất sợi biến thành keo lỏng
Gạo đã loại cám, xây xát kỹ
- Không nên rán, không ăn sống, khi ăn thức ăn nên hâm nóng
2. Chế độ ăn hạn chế chất béo:
Chế độ ăn có nhiều chất béo nó cung cấp nhiều calo, cảm giác ăn chóng chán, khó tiêu nên ăn không được nhiều và nó còn kích thích tiết dich mật. Cho nên những bệnh nhân bị béo phì, bị bệnh tim mạch hay các bệnh gan mật như : suy gan, viêm gan, ứ mật do sỏi do viêm cần tránh ăn các thức ăn như: thịt nhiều mỡ, trứng, Chocolate, thức ăn rán, mỡ động vật…
- Nên ăn các thực phẩm;
Bột gạo
Thịt nạc
Cá luộc
Dầu thực vật; dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc
Hoa quả tươi
Uống nước chè loãng
3. Chế độ ăn hạn chế protid:
Chế độ ăn hạn chế protid nhằm mục đích làm giảm các sản phẩm chuyển hóa của protein là NH3, để tránh hiện tượng tăng ure huyết nên người bệnh bị hội chứng thận hư, xơ gan,tránh ăn các thực phẩm nhiều protein như: thịt, cá, cacao, phomat, trứng, sữa, thức ăn họ đậu mà nên ăn các thực phẩm nhiều glucid như; bánh mì, khoai, nước quả, bơ, bột đậu nành
- Tuy nhiên còn tùy vào mức độ ure huyết cao mà có chế độ ăn hạn chế protid thích hợp:
+ Nếu người bệnh tăng ure huyết cấp tính : phải giảm protid xuống 20-10g trong ngày hoặc bỏ hẳn
+ Nếu người bệnh tăng ure huyết mạn tính: phải kiểm tra lượng ure thải ra hàng ngày trong nước tiểu để có thể hạn chế vừa phải bằng cách ăn từ 40-30g hoặc cho một lượng protid gấp 3 lần lượng ure thải ra hàng ngày.
4. Chế độ ăn hạn chế muối:
- Chế độ ăn hạn chế muối nhằm làm giảm lượng natri đưa vào cơ thể trong lúc mà cơ thể đang có hiện tượng ứ đọng natri.
* Có hai hình thức hạn chế:
- Chế độ ăn hạn chế muối tuyệt đối:
Thức ăn khi nấu không cho muối
Tránh dùng các thực phẩm thiên nhiên có sẵn một lượng muối như: cà rốt, sữa bò, rau muống
Nên ăn : cháo đường, sữa đậu nành, rau cải luộc, nước hoa quả
+ Chế độ ăn này được áp dụng cho:
Người bệnh bị viêm cầu thận cấp và mạn tính
Suy tim nặng
Phù cấp tính do các nguyên nhân khác
- Chế độ ăn hạn chế muối tương đối:
Thức ăn không cho muối khi nấu
Được dùng các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối như: thịt, trứng, sữa, rau muống…..
+ Nên dùng; thức ăn lỏng hoặc đặc: cháo trứng, thịt băm nhỏ, sữa bò trộn đậu nành, rau luộc, cá rán. Chú ý khi nấu không được cho thêm muối vào.
+ Chế độ này được áp dụng cho:
Người bệnh bị bệnh có phù kéo dài: suy tim nhẹ, thận nhiễm mỡ
Người bệnh bị suy tim còn phù nhẹ có thể cho thêm một lượng muối khoáng không quá 2g
Điều trị bằng corticoid kéo dài
5. Chế độ ăn cho người bệnh bị bệnh đái tháo đường:
- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh bị đái tháo đường:
Đảm bảo vừa đủ số calo cần thiết, không nên quá 30 calo/kg
Hạn chế glucid tới mức tối đa, mỗi ngày chỉ cho người bệnh khoảng 100g gạo
Tăng mức ăn loại protid nhưng không quá nhiều, chỉ nên cho từ 1-1,5g/kg
Thức ăn lipid có thể cho như mức thường hay cao hơn một chút
Đảm bảo tiêu chuẩn calo do:
Protid (15-20%)
Lipid ( 40-45%)
Glucid 40%
Hay P: L: G là 1: 1,2: 2,5
Nên phân bố 1/5 khẩu phần ăn vào buổi sáng, 2/5 vào buổi trưa, 2/5 vào buổi tối
- Các thức ăn sử dụng:
Thức ăn không có glucid: thịt, cá, trứng, đậu phụ
Thức ăn có ít glucid (3%): rau tươi, súp lơ, dưa chuột, xà lách…..
- Các thức ăn hạn chế:
Ngũ cốc: gạo, mì, khoai, sắn
Các loại đường
Các loại hoa quả ngọt đều phải kiểm soát chặt chẽ
- Chú ý:
Tuy tiêu chuẩn phải hạn chế glucid nhưng phải đảm bảo số lượng để người bệnh ăn được no, có thể cho ăn nhiều các loại rau, tăng thịt
Tuyệt đối không để người bệnh tự ý ăn thêm các chất đường, bột ngoài thực đơn quy định
- 17/07/2018 07:58 - Chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu thay khớp gối/thoái hó…
- 17/07/2018 07:47 - Tổng quan những quan điểm hiện nay về điều trị trậ…
- 14/07/2018 12:58 - Tổn thương Syndesmosis
- 05/07/2018 10:42 - Cập nhật dự phòng ung thư cổ tử cung
- 04/07/2018 11:16 - Đái tháo nhạt
- 04/07/2018 10:55 - Bệnh lý võng mạc đái tháo đường
- 25/06/2018 11:00 - Những hướng dẫn của Hiệp hội thấp khớp Anh quốc về…
- 25/06/2018 10:37 - Cấp cứu hạ đường huyết
- 19/06/2018 04:37 - Vai trò của Progesterone trong duy trì thai kỳ
- 14/06/2018 06:51 - Thuốc kháng sinh đường uống có thể làm tăng nguy c…