• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sử dụng thời gian đổ đầy mao mạch để hướng dẫn hồi sức trong sốc nhiễm khuẩn (2024)

  • PDF.

Bs Dương Hoàn Mỹ - 

Những cân nhắc về mặt kỹ thuật

* Theo bài báo này, CRT được đo bằng áp lực đổ đầy mặt trước của đầu móng tay đốt xa ngón tay trỏ. Ấn với 1 lực tăng dần đến khi màu da dưới móng tay trắng lại và duy trì trong 10 giây. Thời gian trở lại màu da bình thường được đo bằng đồng hồ, và thời gian trở lại lâu hơn 3 giây được định nghĩa là không bình thường.

CRT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng phòng, màu da, độ tuổi, chất lượng kỹ thuật và vị trí ấn, đồng thời cũng phụ thuộc vào độ tin cậy giữa người quan sát và khả năng quan sát [2].

CRT cũng có thể được đánh giá ở dái tai hoặc xương bánh chè nhưng với các ngưỡng dự đoán khác nhau. Ở những bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, ngưỡng tốt nhất để dự đoán tỷ lệ tử vong là 2,4 giây ở đầu ngón trỏ so với 4,9 giây ở vùng đầu gối [8]. Do đó, giá trị ngưỡng 3 giây đã được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng cần thực hiện các phép đo lặp lại để cải thiện độ chính xác.

maomach

Theo dõi CRT và kết quả lâm sàng

CRT có liên quan đến kết quả lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết. Trong các tình huống trước nhập viện hoặc tại khoa cấp cứu, CRT kéo dài sau khi hồi sức dịch ban đầu có liên quan đến suy cơ quan và tăng tỷ lệ tử vong [1, 10]. Ngược lại, việc bình thường hóa nhanh chóng CRT sau khi hồi sức sốc nhiễm trùng ban đầu có tỷ lệ tử vong thấp hơn gấp đôi so với những bệnh nhân có CRT bất thường dai dẳng. Những dữ liệu này ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng CRT để đưa ra quyết định phân loại.

CRT - mục tiêu hồi sức

Thử nghiệm ANDROMEDA-SHOCK phát hiện ra CRT đạt mục tiêu trong hồi sức sốc nhiễm khuẩn sớm có liên quan đến (1)giảm rối loạn chức năng cơ quan hơn ở thời điểm 72 giờ và (2)giảm tỷ lệ tử vong trong vòng 28 ngày [6].

Thử nghiệm Bayesian cũng phân tích về hai chỉ số trên giữa nhóm bệnh nhân nặng được theo dõi CRT-đạt mục tiêu và nhóm dùng chỉ số lactat trong hồi sức nhiễm khuẩn huyết, cho thấy ở nhóm lactat, bệnh nhân được can thiệp nhiều hơn (truyền dịch, thuốc vận mạch) và có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể[11].

Những dữ liệu này ủng hộ việc đánh giá CRT để cung cấp hồi sức hợp lý hơn, tránh hồi sức quá mức có hại.

Thông điệp chính

Điều trị dựa vào thời gian đổ đầy mao mạch (CRT) cũng thuận lợi như đo nồng độ lactate máu. Hiện tại chưa biết rõ dấu ấn nào là tốt nhất để đánh giá khả năng hồi sức bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết. Mặc dù các hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết ủng hộ sử dụng đo lường lactate, đó lại là một khuyến cáo yếu với mức chứng cứ thấp (NEJM JW Emerg Med 6/2018 và Intensive Care Med 2018; 44: 925).

Ngày càng tăng bằng chứng ủng hộ vai trò của đánh giá CRT như một công cụ theo dõi có liên quan tình trạng sốc nhiễm khuẩn và các bệnh nhân nguy kịch khác. CRT thể hiện phản ứng nhanh với các can thiệp huyết động và do đó hữu ích để điều chỉnh việc cung cấp thuốc vận mạch và dịch, phản ánh tình trạng đại tuần hoàn và vi tuần hoàn. Việc sử dụng nó như một mục tiêu hồi sức trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn đã được thử nghiệm ANDROMEDA-SHOCK hỗ trợ và đang được giải quyết thêm bởi một thử nghiệm lớn đang diễn ra.

Nguồn :

  1. Glenn Hernandez, Paula Carmona, Hafid Ait-Oufella(2024) Monitoring capillary refill time in septic shock, Intensive Care Med 50: 580-582
  2. Hernández G et al. Effect of a resuscitation strategy targeting peripheral perfusion status vs serum lactate levels on 28-day mortality among patients with septic shock: The ANDROMEDA-SHOCK randomized clinical trial. JAMA 2019 Feb 19; 321:654.
You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Sử dụng thời gian đổ đầy mao mạch để hướng dẫn hồi sức trong sốc nhiễm khuẩn (2024)