Bs Nguyễn Đức Quang -
Gan là tạng đặc lớn nhất trong ổ bụng nên dễ bị tổn thương trong chấn thương bụng kín cũng như vết thương thấu bụng. Chấn thương gan chiếm 15-20% trong chấn thương bụng kín và 13-35% trong vết thương thấu bụng. Nguyên nhân chấn thương gan khác nhau ở từng quốc gia tùy thuộc vào tình trạng giao thông, sử dụng vũ khí hay có chiến tranh. Ở Việt Nam, chấn thương gan thường gặp nhất là do tai nạn giao thông. Các nguyên nhân chấn thương gan khác có thể là tai nạn lao động tai nạn sinh hoạt, té cao, ẩu đả. Điều trị chấn thương gan có nhiều tiến bộ trong 3 thập niên qua giúp cải thiện đáng kể khả năng sống còn. Hầu hết các trường hợp tổn thương gan nhẹ và trung bình được điều trị bảo tồn thành công. Ngược lại, có đến 2/3 chấn thương gan nặng cần phẫu thuật. Cho đến nay, điều trị chấn thương gan nặng vẫn còn nhiều thách thức với tỷ lệ tử vong chung của chấn thương gan là 10-12,5%.
- 30/09/2021 16:10 - Vai trò và kỹ năng của điều dưỡng trong chăm sóc b…
- 27/09/2021 20:42 - Chẩn đoán tế bào học tuyến giáp theo hệ thống Beth…
- 27/09/2021 10:50 - Dự phòng thuyên tắc huyết khối trong phẫu thuật ch…
- 27/09/2021 10:38 - Gây tê hậu nhãn cầu
- 23/09/2021 20:40 - Đẻ khó do con to
- 21/09/2021 10:10 - Hướng dẫn của Hội Tim mạch ChâuCÂu, Hội Phẫu thuật…
- 19/09/2021 10:17 - Ung thư tế bào hắc tố
- 19/09/2021 10:00 - Ung thư tuyến giáp (p.4)
- 16/09/2021 17:52 - Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư dạ dày: cập nhật
- 13/09/2021 18:33 - Hướng điều trị và cách đánh giá đáp ứng điều trị t…