• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đau vú theo quan điểm của nhà phụ khoa

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Mai - Khoa Sản

Đau vú là những biểu hiện đau tại tuyến vú, có thể có chu kỳ đôi khi không có chu kỳ. Đối với các cơn đau có chu kỳ thường đi kèm với nhiều yếu tố lâm sàng khác nữa và thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Là một tổn thương của tuyến vú nằm trong số các bệnh lý tuyến vú lành tính, nhưng cũng có thể đó là triệu chứng của một thương tổn tiền ung thư.

Vậy đau vú có phải là một dấu hiệu có nguy hiểm không?

Đau vú có phải là dấu hiệu báo động không?

dauvu1 

Về mặt giải phẫu, tuyến vú có hai vùng nằm cạnh nhau. Một vùng là mô liên kết có chứa nhiều mạch máu và thần kinh chi phối, nơi đây là nguồn gốc của các bệnh lý lành tính của tuyến vú như u xơ tuyến vú và xơ dạng nang của tuyến vú. Vùng còn lại là những nang sữa và ống dẫn sữa được lót bởi các biểu mô tuyến vú, đây sẽ là nơi phát triển ra các bệnh lý quá sản, quá sản không điển hình, thương tổn với nguy cơ tiềm tàng,... mà không có biểu hiện lâm sàng và ngay cả trên phim chụp tuyến vú. Dấu hiệu đau ở giữa vùng tổ chức liên kết và mỡ được hiểu rằng đó là do sự chèn ép hay bị căng hay có thể do tình trạng viêm tại chỗ.

Đau vú có chu kỳ xảy ra trước khi hành kinh và biến mất khi hết kinh, nó là một phần của hội chứng tiền kinh, nguồn gốc của tình trạng đau này là do nội tiết tố, và đặc điểm căng vú trong chu kỳ kinh được xem như là tính lệ thuộc nội tiết của tuyến vú. Đau vú cũng có thể xảy ra xung quanh ngày dự kiến rụng trứng. Tuy nhiên, lý thuyết về sự mất cân bằng về sự chế tiết hai loại estrogen và progesteron ở những năm 80 của thế kỷ trước, ngày nay thì căn nguyên của đau vú và các bệnh lý tuyến vũ có nhiều điều còn tranh cãi. Nhưng có một điều mà đa số vẫn còn thống nhất đó là sự tăng sinh estrogen do phản ứng thơm hóa các androgen trong mô mỡ của tuyến vú nhất là ở những người phụ nữ quanh tuổi mãn kinh. Đau vú từng hồi và trước kỳ kinh thường đi kèm với hiện tượng phù toàn thân do có sự rối loạn tính thấm của mao mạch, rối loạn này càng nặng hơn bởi sự tăng aldosteron máu. Chính hiện tượng tăng tính thấm của mao mạch gây nên tình trạng phù ở gian bào và hiện tượng giữ nước. Với cơ chế này theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh lý mô - mạch máu cùng với sự xơ hóa tổ chức liên kết mỡ, loạn sản tuyến và đau mãn tính.

Đối với đau vú không có chu kỳ, khi có khi không, có xu hướng tái diễn thì thường không liên quan với một giai đoạn chính xác nào của chu kỳ kinh. Loại đau vú này thường biểu hiện với cảm giác nặng nề của tuyến vú và đau như dằn kéo hơn là cảm giác căng tuyến vú. Đau vú không có chu kỳ có liên quan đến sự bất thường về mô tại tuyến vú: Ứ trệ tỉnh - bạch mạch đối với những vú lớn, dãn ống dẫn sữa gây ra bởi phản ứng viêm tại chỗ, chấn thương hoại tử các nang mỡ, cũng có thể là ung thư biểu mô tuyến.

Đau vú mãn tính thường đi kèm với các thương tổn dạng nốt, hay thương tổn loạn dưỡng làm ta có thể sờ nắn được. Cũng nên phân biệt với các cơn đau tại chỗ do hiện tượng thoái hóa khớp hay từ cột sống hoặc do đau thần kinh cổ cánh tay hay thần kinh liên sườn.

Các nhà phụ khoa có rất ít điều tra về bệnh đau vú, trong khi đau vú là lý do khiến cho nhiều bệnh nhân đi khám bệnh về tuyến vú. Theo điều tra và phân tích của Alain Le Treut dựa trên các nhận xét và thực hành lâm sàng, các nhà phụ khoa có các phản ứng như sau:

1. Đối với một tuyến vú bị viêm, đau, không sờ thấy khối u rõ rệt. Đa số các nhà phụ khoa tin tưởng vào kết quả thăm khám của mình và ngay lập tức cho bệnh nhân điều trị kháng sinh và chống viêm, sau một tuần các triệu chứng vẫn còn thì sẽ cho bệnh nhân đi siêu âm.

2. Nếu sờ được khối u và đau, bác sĩ phụ khoa sẽ cho bệnh nhân đi siêu âm và chụp x-quang tuyến vú. Khi phát hiện ra các nang có chứa dịch, chính các nhà phụ khoa sẽ hút dịch ấy, kết quả sẽ tốt hơn nếu thủ thuật được tiến hành dưới hướng dẫn của siêu âm.

Đứng trước một khối u tuyến vú đau suốt cả chu kỳ, trên phim x-quang tuyến vú không phát hiện các dấu hiệu bất thường, thì đa số các nhà phụ khoa cho rằng chỉ nên theo dõi trong 6 tháng, và cũng có 1/3 các nhà phụ khoa đề nghị nên sinh thiết khối u để nghiên cứu về hình thái học của các tế bào. Với kết quả nghi ngờ ung thư thì tất cả khuyên nên nhập viện ở trung tâm chuyên khoa để xác minh chẩn đoán và điều trị tích cực.

3. Đối với các đau vú đơn thuần, biện pháp xử trí tùy theo tuổi của bệnh nhân.

- Trước tuổi 25, có khoảng 50% các nhà phụ khoa cho rằng không phải đau vú là nguyên nhân chủ yếu khiến cho bệnh nhân đi khám bệnh. Và lúc đó họ sẽ ưu tiên cho việc hỏi bệnh, kiểm tra qua việc sở nắn tuyến vú, xem xét tình trạng tâm lý, tình cảm, nghề nghiệp-xã hội. Các xét nghiệm về nội tiết tố ít được yêu cầu, ngoại trừ prolactin. Không chỉ định định lượng các steroide sinh dục trong đau tuyến vú. Siêu âm tuyến vú và chụp phim tuyến vú không phải là các thăm dò cần phải làm ngay. Khi các khám xét lâm sàng và xét nghiệm chưa phát hiện gì thì các nhà phụ khoa đề nghị dùng progestatif hay thuốc ngừa thai phối hợp, tuy nhiên cũng có một số ít đề nghị áp dụng biện pháp theo dõi.

- Từ 25 - 50 tuổi, khi khám lâm sàng tuyến vú và phim chụp tuyến vú bình thường ở những trường hợp đau tuyến vú có tính chu kỳ và kèm theo cảm giác căng tuyến vú thì các nhà phụ khoa phải hỏi thêm nữa, về các tính chất đau, đồng thời tìm các triệu chứng đau có phải xảy ra ngoài tuyến vú không, cẩn thận hơn nên cho bệnh nhân đi làm siêu âm tuyến vú, nhưng không phải nhà phụ khoa nào cũng đồng ý như vậy. Thăm dò về nội tiết chỉ nên tiến hành một khi các thăm dò trước không cho kết quả. Đối với các cơn đau mãn tính với chiều hướng ngày càng tăng thì nên kiểm tra tình trạng cột sống.

Và nếu không phát hiện ra được các bất thường ngoài tuyến vú thì đâu là biện pháp điều trị? Trong trường hợp này nên được dùng progestatif tại chỗ, điều này đa số đều đồng ý. Cũng có người cho rằng nên phối hợp với progestatif dạng uống và tamoxifène, rồi cũng có người cho rằng nên dùng danazol, lợi tiểu nhẹ và các vi lượng đồng căn. Ngược lại, trong các trường hợp đau mãn tính mà triệu chứng đau ngày càng tăng, thì progestatif đứng hàng thứ 6 sau các thuốc theo thứ tự giảm dần như tamoxifène, thuốc lợi tiểu nhẹ, danazol, vi lượng đồng căn, các thuốc giảm đau chống viêm.

- Sau 50 tuổi, vào gia đoạn này đời sống của người phụ nữ thì triệu chứng đau tuyến vú đơn thuần thường hiếm. Đối với đau tuyến vú mãn tính có xu hướng ngày càng tăng theo chu kỳ thì có gần một nửa các nhà phụ khoa khuyên nên khám cẩn thận cột sống, chụp x-quang cột sống hay làm bilan về tim mạch. Nếu không phát hiện gì khi khám lâm sàng cũng như cận lâm sàng, thì đau tuyến vú có thể điều trị bằng nội tiết tố thay thế.

Trong suy nghĩ của các nhà phụ khoa khám lâm sàng hình như là biện pháp chủ yếu trong chẩn đoán các bệnh lý về tuyến vú, trong khi mà các thăm dò có rất nhiều. Cần phải nhận biết rằng nếu chỉ có những cơn đau xảy ra ở tuyến vú thì các thăm khám cận lâm sàng chỉ dừng lại ở siêu âm và x-quang tuyến vú, đối với sinh thiết mô tuyến vú chỉ nên sử dụng một khi mà có nghi ngờ hoặc để loại trừ. Về thực chất đau tuyến vú ở phụ nữ trẻ là triệu chứng thường gặp trong đời sống bình thường ở lứa tuổi hoạt động sinh dục, và chỉ cần sử dụng liệu pháp progesterone đã cho kết quả. Trong những trường hợp đau tuyến vú mãn tính, thì nên tìm những nguyên nhân ngoài tuyến vú vì hình như siêu âm cũng không giúp được gì nhiều trong chẩn đoán. Và trước kết quả của một bilan nội tiết tố cũng có khi chúng ta cũng không rút ra được gì hữu ích trong việc điều trị, mà phần lớn các nhà phụ khoa thường tin tưởng vào việc khám lâm sàng thực thể để đánh giá tình trạng nội tiết của bệnh nhân. Chính vì vậy mà các nhà phụ khoa dễ dàng bỏ qua các xét nghiệm nội tiết tố trong khi đó tuyến vú là một cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các loại nội tiết trong cơ thể, và lại sẵn sàng kê cho họ một đơn thuốc mà đứng đầu là progesterone, có thể bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân, rồi sau đó mới đến các loại khác như tamoxifène, danazol... Ngược lại, với các cơn đau tuyến vú có xu hướng ngày càng tăng tạm thời thì việc sử dụng progesterone thì hình như không còn có hiệu quả, thay vào đó là tamoxifène, hay danazol, giảm đau và chống viêm. Sau tuổi 50, hầu như triệu chứng đau tuyến vú thì không đáng ngại và có thể sử dụng nội tiết tố thay thế. Trong khi 3/4 phụ nữ trong lứa tuổi hoạt động sinh dục có than phiền vì đau tuyến vú, thường gặp nhất là trước khi hành kinh với cường độ và thời gian đau rất khác nhau tùy từng cá thể, hoặc tùy vào từng chu kỳ trên một người phụ nữ. Đứng trước trường hợp này, nhà phụ khoa không vội vàng khám và cho điều trị, mà phải ưu tiên cho việc hỏi bệnh để tìm hiểu về tình trạng tâm sinh lý, đồng thời khám xét chỉ nhằm mục đích xác định tình trạng nội tiết tố của bệnh nhân. Hình như nhà phụ khoa không mong đợi gì ở các kết quả của siêu âm, của phim chụp tuyến vú cũng như các kết quả định lượng về nội tiết tố.

Mục đích của điều trị là làm giảm nhẹ các cơn đau bằng phương pháp tiếp cận triệu chứng, bằng việc làm mất đi các thương tổn thường trực trên tuyến vú, sử dụng một sản phẩm anti-estrogen sẽ có khả năng phòng ngừa và thuyên giảm triệu chứng, lợi ích của nó là thời gian điều trị ngắn có hiệu quả.

Nguồn: Chuyên đề Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Huế - Bộ môn Phụ Sản


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 3 2014 09:14

You are here Tin tức Y học thường thức Đau vú theo quan điểm của nhà phụ khoa