• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Thiết kế và quản lý đơn vị tiệt khuẩn

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm là một nơi cung cấp dịch vụ quan trọng đối với tất cả các cơ sở y tế. Ở nhiều cơ sở y tế việc  làm sạch, khử trùng  các thiết bị và dụng cụ diễn ra tại một địa điểm duy nhất tập trung. Tuy nhiên, nhiều cơ sở y tế xử lý các dụng cụ và thiết bị xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau (tại các khoa sử dụng dụng cụ). Đơn vị khử khuẩn - tiệt khuẩn (KK-TT) liên kết chặt chẽ với các dịch vụ phẫu thuật, phòng mổ và thậm chí là một phần của bộ phận đó.

donvi1

Theo chuẩn về xây dựng bệnh viện được quy định tại  thông tư 18/2009/TT‐BYT, đặc biệt là trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện quy định về cơ sở vật chất của đơn vị khử khuẩn - tiệt khuẩn tập trung cần đạt tiêu chuẩn: Thiết kế một chiều; ngăn cách rõ ba khu vực nhiễm khuẩn, sạch và vô khuẩn; dựa vào phân hạng và phân cấp điều trị để trang bị các phương tiện xử lý dụng cụ phù hợp như: máy rửa - khử khuẩn, máy hấp ướt, máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp, máy sấy khô, đóng gói dụng cụ; các phương tiện làm sạch, hoá chất, các test kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn; các buồng, tủ, giá kê để bảo quản dụng cụ tiệt khuẩn. Hiện nay trong thực tế còn rất nhiều bệnh viện với mô hình thiết kế cũ, tiến hành sửa chữa không đồng bộ và phù hợp hơn nữa khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn cũng chưa được quan tâm đúng mức vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khử khuẩn và tiệt khuẩn tại  đơn vị do vậy cũng một phần ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh của bệnh viện.

Để dần tiến tới xây dựng và cải tiến chất lượng của một đơn vị tiệt khuẩn theo các chuẩn mực ngày càng cao theo các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, trước tiên các nhà quản lý phải dựa trên nhu cầu phát triển và quy mô bệnh viện, diện tích đơn vị hiện có, nguồn kinh phí đầu tư cho KSNK và quan trọng là nguồn nhân lực hiện tại để lên kế hoạch thiết kế, đào tạo nhân viên phù hợp cho  đơn vị khử khuẩn – tiệt khuẩn .

Khi thiết kế một ĐV KK-TT chuẩn nhà quản lý cần cung cấp tối ưu môi trường, thiết bị, vật tư để tái xử lý, thiết lập các chính sách và thủ tục rõ ràng không mơ hồ để đảm bảo đánh giá năng lực nhân viên chính xác từ đó xác định đúng nhu cầu đào tạo cũng như tuyển dụng. Đồng thời thiết lập một chương trình cải tiến chất lượng hiệu quả.

Một nguyên tắc trong thiết kế đối với đơn vị khử khuẩn – tiệt khuẩn đó là phải có 3 vùng rõ ràng: vùng bẩn, vùng sạch, vùng vô khuẩn được thiết kế theo 1 chiều và cách ly giữa các vùng, đồng thời cần phải có những  vùng phụ cận như: hành chính, nhà vệ sinh, nơi nghỉ của nhân viên.

Thiết kế một đơn vị tiệt khuẩn

donvi2

Quản lý và phát triển tốt các hoạt động tại đơn vị khử khuẩn – tiệt khuẩn người quản lý cần xây dựng  một kế hoạch cụ thể rõ ràng với một danh sách công việc, có bảng mô tả công việc cho từng vùng, từng người với tính định mức công việc theo năng lực, theo tình trạng sức khỏe cùng với một danh sách phương tiện hỗ trợ cụ thể hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và được thông báo vào mỗi buổi sáng trong ngày. Để nhân viên biết rõ nhiệm vụ và công việc tránh sai sót, bỏ qua các bước trong quy trình cần có bảng hướng dẫn làm việc cho từng vùng. Để đánh giá hiệu quả công việc  một cách khách quan và chính xác  của từng nhân viên trong đơn vị KK-TK cần có bảng  lượng giá công việc hàng ngày cho từng vùng. Bên cạnh đó cần theo dõi phát hiện sớm các sự cố và có hướng  khắc phục kịp thời như có thể cải tiến lại quy trình và xây dựng lại bảng hướng dẫn để hiệu quả công việc tốt hơn.

Tái sử dụng các dụng cụ  trong chăm sóc và điều trị là một việc làm thường quy trong các bệnh viện. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt  có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị  của bệnh viện. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những báo cáo liên quan đến việc xử lý dụng cụ không tốt như: tại Mỹ trong một giám sát về nội soi đường tiêu hóa, từ năm 1974 – 2001, đã báo cáo có 36 vụ dịch gây nhiễm khuẩn bệnh viện mà nguyên nhân là do không tuân thủ quy trình KK -TK. Một báo cáo khác của Esel D, J Hosp Infect (2002) trên những người bệnh phẫu thuật tim, sau phẫu thuật tim một vụ dịch đã xảy ra, dẫn đến 5 người bệnh tử vong, 17 người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện nguyên nhân là do chất lượng lò hấp tiệt khuẩn đã không được kiểm soát và bảo đảm, dẫn đến các dụng cụ không được tiệt khuẩn như yêu cầu.

Ngày nay, với yêu cầu ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh các cơ sở y tế cần quan tâm đầu tư đến vấn đề KK-TK, xem nó như là một công cụ thiết yếu trong quá trình khám chữa bệnh và là  tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng bệnh viện.

Tài liệu tham khảo

  1. TT18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  2. Phòng ngừa và KSNK trong đơn vị trung tâm KK-TK, TS.BS.CKII. Nguyễn Thị Thanh Hà -Trưởng khoa KSNK. BV Nhi Đồng1- Phó chủ nhiệm bộ môn KSNK- ĐHYK phạm ngọc thạch;
  3. Polymicrobial ventriculitis and evaluation of an outbreak in a surgical intensive care unit due to inadequate sterilization - D, J Hosp Infect (2002)Department of Microbiology, Faculty of Medicine, Erciyes University, Kayseri, Turkey.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 11 2016 20:31

You are here Tin tức Y học thường thức Thiết kế và quản lý đơn vị tiệt khuẩn