• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh uốn ván và công tác điều dưỡng

  • PDF.

CN Ngô Thị Kim Phượng - Khoa YHNĐ

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi trực khuẩn Chlostridium tetanie và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Trực khuẩn uốn ván là trực khuẩn Gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Nha bào tồn tại ở trong đất, phân người và súc vật, đề kháng mạnh với nhiệt độ và các thuốc sát trùng.

Bệnh lây qua da và niêm mạc bị tổn thương như: ngoáy tai, xỉa răng, gai đâm hoặc vết thương nhiều ngóc ngách, có dị vật do tai nạn lạo động, tai nạn giao thông, do hoả khí … hoặc do dịch vụ y tế như tiêm chích, nhổ răng, nạo phá thai, cắt rốn, phẫu thuật .. không đảm bảo vô khuẩn. Các vết thương ở tình trạng thiếu Oxy, tổ chức bị hoại tử, thiếu máu, có dị vật, có vi khuẩn sinh mủ khác kèm theo … tạo điều kiện cho nha bào uốn ván phát triển mạnh.

uvan1

Bệnh biểu hiện lâm sàng bằng cứng hàm, co cứng cơ toàn thân và co giật. Co cứng cơ lan tràn theo trình tự từ cơ nhai (gây cứng hàm), lan đến cơ mặt (nét mặt cười nhăn) rồi dến cơ gáy, lưng, bụng, chi dưới và chi trên. Cơn co giật cứng toàn thân xuất hiện tự nhiên hoặc do kích thích bởi tiếng động, ánh sáng hoặc do va chạm như hút đàm giải, tiêm chích, thăm khám ... Nguy hiểm nhất là co thắt thanh quản gây suy hô hấp, ngưng thở và tử vong.

uvan2

Uốn ván là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong còn cao từ 10% đến 40% tùy theo từng quốc gia, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, uốn ván ở người già, uốn ván sản khoa, uốn ván có thời kỳ ủ bệnh và khởi phát ngắn.

Bệnh thường có nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ tử vong như bội nhiễm phổi, suy hô hấp, ngưng thở, viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, trụy mạch, ngưng tim, loét, nhiễm trùng huyết, suy mòn … hoặc tai biến do điều trị như nhiễm trùng, chít hẹp chổ mở khí quản, tai biến do huyết thanh kháng độc tố uốn ván hay do dùng thuốc an thần liều cao, kéo dài …

Vì vậy, cùng với việc chẩn đoán, điều trị kịp thời, thích hợp, việc theo dõi, chăm sóc, điều dưỡng cũng hết sức quan trọng, góp phần vào kết quả điều trị, hạn chế biến chứng và tử vong. Cụ thể:

  • Phòng điều trị uốn ván cần được giữ yên tĩnh, ánh sáng dịu.
  • Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch và qua sonde dạ dày đảm bảo năng lượng và đủ chất, cho ăn qua sonde dạ dày phải nhỏ giọt tránh trào ngược khi co giật.
  • Theo dõi cơn co giật: Cường độ và khoảng cách, tính chất của các cơn co giật để có biện pháp khống chế cơn giật hiệu quả, đặc biệt là những cơn co giật có tím tái, ngưng thở cần được mở khí quản để đảm bảo thông khí. Hạn chế các yếu tố gây co giật.
  • Theo dõi hô hấp: Theo dõi tình trạng tăng tiết, tím môi và đầu chi, hút đờm dãi, thở oxy, đảm bảo thông khí, phòng ngừa suy hô hấp và bội nhiễm. Theo dõi tình trạng co thắt thanh quản, mở khí quản kịp thời tránh để ngưng thở và tử vong. Chăm sóc vệ sinh canyn mở khí quản tránh để tắc nghẽn, nhiễm khuẩn …
  • Theo dõi tuần hoàn: Theo dõi mạch, huyết áp phát hiện kịp thời tình trạng trụy tuần hoàn, ngưng tim
  • Theo dõi nhiệt độ, lượng nước tiểu, tri giác …
  • Thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác và kịp thời.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, nằm đệm nước... để chống loét.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 3 2016 16:29

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh uốn ván và công tác điều dưỡng