• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có nôn và buồn nôn do hóa trị

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Phước - Khoa Ung bướu 

Cơ chế chính xác gây nôn và buồn nôn của hóa trị liệu chưa được biết rõ nhưng chắc chắn là mỗi thuốc tác động tại một vị trí khác nhau và một loại thuốc gây nôn bởi nhiều vị trí. Mỗi thuốc có thể gây nôn và buồn nôn bằng nhiều cơ chế, Một trong những cơ chế đó là kích hoạt thụ thể tiếp nhận hóa chất, các chất dẫn truyền thần kinh như: Dopamin, Serotonin, histamin… Một số cơ chế khác cũng liên quan đến nôn và buồn nôn đó là hệ thống tiền đình, sự thay đổi vị giác do hóa trị cũng gây nôn và buồn nôn.

 nonhoachat

1. Chuẩn bị trước khi hóa trị

1.1. Nhân viên y tế

- Bác sĩ cần phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh.

- Điều dưỡng cần thực hiện y lệnh tiêm truyền do bác sĩ chuyên khoa Ung bướu cho chỉ định, cần hiểu rõ tác dụng phụ của hóa trị; cùng với bác sĩ xử trí giải thích để người bệnh an tâm, hướng dẫn người bệnh thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có biểu hiện khác thường xảy ra.

1.2. Người bệnh

- Cần được giải thích rõ hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị., thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có biểu hiện khác thường xảy ra.

- Người bệnh có thể nằm hoặc ngồi tùy theo điều kiện của bệnh viện và tư thế người bệnh thấy dễ chịu, tránh di chuyển nhiều, tránh những nơi gió lùa.

- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách sử dụng thuốc, các thuốc hỗ trợ, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi…

1.3. Phòng điều trị

- Nên thoáng, kín gió, đủ ánh sáng..; người bệnh có thể nằm hoặc ngồi tùy theo sức khỏe và nguyện vọng của mỗi người

- Trang bị thêm vô tuyến, đài báo… để giúp người bệnh quên đi buồn nôn trong lúc đang hóa trị.

2. Điều trị

- Tất cả các thuốc chống nôn phải được đưa vào cơ thể người bệnh trước hóa trị khoảng 30 phút

- Ondansetron 8mg có thể dùng 03 lần/ngày, uống hoặc tiêm tĩnh mạch

- Dexamethasone 8-20mg/ngày chia 1-2 lần, uống hoặc tiêm tĩnh mạch

* Điều trị hỗ trợ:

- Làm thêm các xét nghiệm sinh hóa máu: Điện giải đồ, Protein, albumin

- Trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, cần phải quan tâm vấn đề dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để giúp người bệnh có đủ năng lượng, bù điện giải cho đủ…

- Dùng thêm thuốc hướng thần

3. Chăm sóc người bệnh nôn

- Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ

- Đặt người bệnh nằm nghiêng tránh sặc vào phổi

- Duy trì sự thoải mái, giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh

* Chăm sóc về dinh dưỡng

- Ăn thức ăn mềm, mịn, giàu năng lượng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

-Tránh thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nóng…

- Tránh ăn uống thực phẩm đậm mùi trong phòng kín

- Tránh bắt ăn những thức ăn mà người bệnh không thích hoặc trước đó đã gây nôn,

- Uống ít nước trong khi ăn tránh gây cảm giác đầy bụng, óc ách dễ nôn, tốt nhất là uống chậm, sử dụng ống hút.

- Không ăn khi đang nằm

- Không nên nằm ngay sau khi ăn

- Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gia hóa trị, người bệnh cần tránh ăn trước hóa trị khoảng 1-2 giờ.

- Có thể cho người bệnh ngậm miếng gừng nhỏ

Tài liệu tham khảo

  1. GSTS Nguyễn Bá Đức. Điều trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học 2010
  2. Bộ Y tế-Bệnh viện K Hà Nội.  Chăm sóc giảm nhẹ (Dành cho điều dưỡng) 2014

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 11 2015 20:16

You are here Tin tức Y học thường thức Chăm sóc và điều trị cho người bệnh có nôn và buồn nôn do hóa trị