• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Dị vật thực quản

  • PDF.

Khoa TMH

1. Đại cương:

Dị vật thực quản hay gặp ở nước ta, gặp nhiều hơn dị vật đường thở, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Dị vật gặp nhiều loại khác nhau có thể là thức ăn: Xương cá, vịt, gà, chim, lợn, ếch hoặc là chất vô cơ như mảnh đồ chơi bằng nhựa, mảnh sắt, huy hiệu, kim băng, đồng xu, kim khâu, răng giả, hoặc là các vật sống như tôm, cá...

2. Nguyên nhân:

Do tập quán ăn uống của ta là chặt các loại xương thịt thành mảnh, do ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn không nhai kỹ. Các trẻ em quen ngậm đồ chơi trong mồm rồi vô tình nuốt. Ở người già không có răng nên nhai không kỹ cố nuốt.

divatthuqun1

Có 05 chổ hẹp:

  • Miệng thực quản
  • Quai động mạch chủ
  • Phế quản gốc trái
  • Nơi thực quản chui qua cơ hoành
  • Tâm vị

3. Triệu chứng:

Giai đoạn đầu:

Đầu tiên là nuốt đau, không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn. Một số người làm một vài động tác có hại thêm, không giải quyết được gì như cố khạc, thò tay vào móc họng, cố ăn thêm miếng rau, miếng cơm để hy vọng tống dị vật xuống. Rồi sau đó không nuốt cũng đau, đau ngày càng tăng lên

Giai đoạn viêm nhiễm:

Dị vật cắm vào thành thực quản làm xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần lên, đến nỗi nước bệnh nhân cũng không nuốt được

4. Biến chứng:

a) Viêm tấy quanh thực quản cổ:

Dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản lan toả, viêm mô liên kết lỏng lẻo ở xung quanh thực quản cổ

Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rất rõ rệt, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống gì được, chảy nhiều nước bọt, hơi thở hôi, cổ nghẹo sang một bên, quay cổ khó khăn, một bên cổ( thường là bên trái ) sưng lên, máng cảnh đầy, có khi da cổ đỏ, ấn bệnh nhân rất đau, lọc cọc thanh quản - cột sống mất

XQ: Chiều dày của thực quản dày lên rõ rệt, có hình mức nước, mức hơi

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và chết trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc

b) Viêm trung thất:

Bệnh cảnh chung trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, đau ngực, khó thở. Bệnh nhân rất nặng

c) Những biến chứng phổi:

Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm mủ màng phổi

d) Thủng các mạch máu lớn:

Dị vật nhọn đâm thủng thành thực quản, chọc vào các mạch máu lớn hoặc viêm hoại tử làm vỡ các mạch máu lớn. Bệnh nhân tử vong rất nhanh, rất may biến chứng này chúng ta ít gặp

5.  Chẩn đoán:   

a)  Chẩn đoán xác định:

  • Dựa vào tiền sử có hóc xương, triệu chứng cơ năng và thực thể
  • Phim thực quản cổ nghiêng: Thấy dị vật trên phim nếu dị vật cản quang
  • Soi thực quản là phương pháp điều trị và chẩn đoán

b)  Chẩn đoán phân biệt:

  • Loạn cảm họng (hay gọi là hóc xương giã): Khám, XQ, Nội soi không thấy dị vật

6.  Điều trị:

  • Soi thực quản lấy dị vật là biện pháp tốt nhất
  • Abces thực quản phải mở cạnh cổ dẫn lưu mủ (Cervicotomie)
  • Abces trung thất: Mở trung thất dẫn lưu
  • Viêm mủ màng phổi: Dẫn lưu mủ màng phổi.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 02 Tháng 11 2015 16:52

You are here Tin tức Y học thường thức Dị vật thực quản