• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tủ an toàn sinh học cấp II

  • PDF.

KTV Vũ Thị Thúy Kiều - Khoa Vi sinh

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã đuợc trang bị tủ an toàn sinh học cấp II model  JSCB – 1500 SB do Hàn Quốc sản xuất.  Đây là tủ an toàn sinh học cấpII, loại A2 bảo vệ an toàn cho người thao tác, mẫu vật và môi trường.  Tỷ lệ khí: 70% lọc tuần hoàn qua màng lọc HEPA/ULPA, 30% khí xả ra ngoài môi trường qua màng lọc HEPA/ULPA

antoan1

Tủ an toàn sinh học cấp II model JSCB – 1500SB

Tủ an toàn sinh học là thiết bị được sử dụng khi:

1. Tiến hành các thao tác có khả năng sinh ra những khí dung nhiễm khuẩn. đó là những trường hợp ly tâm, tán nghiền, pha trộn, lắc mạnh hay hòa đều, phá vỡ tế bào bằng siêu âm và mở các hộp đựng các bệnh phẩm nhiễm khuẩn có áp lực bên trong khác với áp lực bên ngoài.

2. Sử dụng những khối lượng lớn  hoặc có nồng độ cao các tác nhân nhiễm khuẩn. Nếu phải ly tâm những bệnh phẩm trong một phòng xét nghiệm không khí, phải bọc kín các chóp hay các ống ly tâm  và chỉ được nạp hay hút các chóp và các ống an toàn trong các tủ an toàn sinh học.

Tủ an toàn sinh học cấp I là một khoang  tủ mặt trước để mở , không khí được hút vào đó để cho người thục hiện xét nghiệm và không khí trong phòng xét nghiệm được bảo vệ do luồng khí hút vào cách xa người vận hành tủ. Không khí hút vào được lọc qua một màn lọc không khí đặc biệt có hiệu quả cao HEPA (Hight Efficiency Particulate Air) trước khi được thải ra khỏi tủ. Tủ an toàn sinh học cấp I được sử dụng cho tất cả các phòng xét nghiệm  thông thường,  không đủ  điều kiện bảo đảm những kỹ thuật  xét nghiệm cần vô khuẩn tuyệt đối.

Tủ an toàn sinh học cấp II là một khoang tủ mặt trước không mở hoàn toàn và chỉ mở một phần để bảo vệ người kỹ thuật viên và  không khí trong phòng xét nghiệm bằng một “bức màn chắn luồng không khí “ chỗ cửa mở.

Tủ an toàn sinh học cấp II có tác dụng bảo vệ công tác sản xuất  hay thí nghiệm chống nhiễm khuẩn bằng  màn lọc HEPA  lọc luồng không khí xuống dưới, chuyển động đều luồng không khí theo một chiều (Laminair Air Flow). Tủ an toàn sinh học cấp II đòi hỏi phải được kiểm tra bào dưỡng thường xuyên do những kỹ thuật viên đã được đào tạo để duy trì một “ bức màn chắn luồng không khí”, nhằm đảm bảo sự toàn vẹn của tủ , bảo đảm  hiệu lực của các màn  chắn luồng không khí.

Phải áp dụng nhiều thử nghiệm để kiểm tra tác dụng ngăn cách của tủ an toàn sinh học cấp II. Nếu chỉ có một thử nghiệm về tốc độ luồng không khí ở trong tủ thì không đủ để đảm bảo.

Có một thử nghiệm thô sơ để xác định tác dụng bảo vệ của tủ an toàn sinh học cấp II bằng cách dùng một loại khói hóa học. dùng một miếng gạt tẩm chất Titanium Tetraclorit, chất này khi tiếp xúc với không khí sẽ bốc ra một làn khói trắng. Lia miếng gạt đó xung quanh viền chỗ mở cửa tủ. Nếu như làn khói đó dược hút vào trong, như thế nghĩa là tủ có tác dụng bảo vệ tốt. Nếu như khói bị thổi hắt ra hay là bị gạt ra ngoài , như vậy là tủ không có tác dụng bảo vệ. Chú ý rằng Titanium Tetraclorit là một chất độc và phải cẩn thận khi dùng. Có thể thay thế bằng một phương pháp khác là treo các dãi băng bằng vải mỏng thường dùng để che mắt, xung quanh viền chỗ mở cửa tủ.

Phải cẩn thận khi chọn vị trí đặt tủ an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, luồng không khí đi ngang qua cửa mặt ngoài tủ có thể làm xáo trộn luồng không khí bảo hộ và làm cho các vi sinh vật thoát ra khỏi tủ. như vậy người ta không được kê tủ gần chỗ cửa ra vào hay cửa sổ; phải xa những chỗ đi lại của phòng, cũng không được kê tủ gần những lưới sắt của hệ thống hút gió cơ học.

Nếu như không có các tủ an toàn sinh học, người ta có thể cấu trúc một ô ngăn kín gió để làm việc. Nhưng người ngồi làm việc ở ô ngăn đó phải mang ngoài những quần áo bảo vệ thông dụng, một khẩu trang có mạng lọc HEPA và kính bảo vệ mắt. Máy ly tâm và những trang thiết bị khác sinh khí dung phải được đặt vào những buồng kín gió hay buồng cách ly để đảm bảo an toàn.

Chỉ những người đã được tập huấn về tủ ATSH (an toàn sinh học)  mới được sử dụng tủ ATSH. Các bước thực hiện như sau:

1. Mở đèn tử ngoại (cực tím) ≥ 5 phút trước khi làm việc.

2. Mở cao tấm kính chắn ≤ 20 cm kể từ mặt phẳng làm việc hoặc theo vạch ghi sẵn trên tủ trong khi sử dụng tủ ATSH.
Nên đặt 1 tấm lót (pad) trên bề mặt làm việc, khi dùng xong bỏ tấm lót vào hộp để tiệt trùng.Chỉ đặt trong tủ những đồ dùng thật cần thiết cho công việc trong ngày và phải để chúng sát phần sau của khu vực làm việc. 
Không dùng đèn gas Bunsen trong tủ ATSH vì hơi nóng của đèn sẽ làm nhiễu luồng không khí trong tủ cấy gây nhiễm trùng và có thể làm hỏng các lọc. Có thể dùng đèn cồn hoặc đèn điện tử, nên dùng que cấy nhựa không cần đốt. 
Người thao tác phải mặc áo choàng bảo hộ loại thắt dây sau lưng và mang găng 2 lớp phủ ngoài cổ tay áo.
Lập kế hoạch làm việc trước khi đặt các dụng cụ vào trong tủ để tránh đưa tay ra vào nhiều lần để lấy đồ dùng
Tất cả công việc phải được làm ở phần giữa và phần sau của khu vực làm việc trong tủ cấy và phải thấy rõ qua kính chắn.

3. Không làm cản trở luồng gió ở phía trước và phía sau khu vực làm việc (không để cánh tay hay vật gì làm che lấp hàng lỗ thông gió ở cạnh trước của tủ ATSH).
4. Giảm thiểu sự di chuyển tay qua lại trong tủ
5. Giảm thiểu sự qua lại sau lưng người đang thao tác.

Người thao tác không nên làm khuấy động luồng không khí trong tủ ATSH bằng những chuyển động tay nhanh hoặc rút tay ra đưa tay vào nhiều lần. Tay đang mang găng không được đưa ra ngoài tủ.
Phải bố trí vật dụng cho phù hợp với công việc. Các dụng cụ sạch và bẩn phải đặt ở 2 bên khác nhau, từ bên sạch đến bên bẩn.
Sau khi làm xong việc, dùng cồn 700 lau sạch bề mặt làm việc.
Mở đèn tử ngoại (cực tím) ≥ 5 phút sau khi làm việc. Tác dụng khử trùng của đèn tử ngoại rất hạn chế.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng đèn cực tím vì các chất nhựa, cao su trong tủ dễ bị hư hỏng. Nên để tủ chạy ở chế độ chờ (stand by) 24/24 giờ khi không làm việc để duy trì hàng rào không khí bảo vệ và ngăn chất lây nhiễm đi ra ngoài. Mỗi 3 tháng, lật bên dưới mặt tủ để làm vệ sinh, nhặt các vật vương vãi lọt xuống ngăn dưới mặt tủ.Mỗi năm, khử khuẩn bằng cách đặt 1 đĩa chứa dung dịch Formaldehyde (Formol) hay Paraformaldehyde và đóng cửa tủ, dán kín các khe hở bằng băng keo, để qua đêm. Hôm sau, cho dung dịch Ammonium bicarbonate vào để khử mùi cay của Formol.

  • Mỗi năm, kiểm tra tốc độ thông khí và chất lượng lọc HEPA bằng dụng cụ đặc biệt. Mỗi năm, thử tính vô trùng trong tủ bằng cách cho tủ hoạt động, đặt 3-5 đĩa thạch máu mở nắp ở trên đường vạch ngang giữa mặt tủ, để 15 phút, đậy nắp đĩa thạch máu lại, ủ ở 37oC, theo dõi trong 3 ngày. Nếu không có khuẩn lạc mọc là đảm bảo tính vô trùng. Tương tự, sau đó đặt 5 hộp thạch Sabouraud để kiểm tra vi nấm.
  • Tủ phải được kiểm tra hằng năm và cấp giấy chứng nhận sử dụng
  • Không đặt các dụng cụ trên vỉ lưới làm cản thông khí
  • Không để quá nhiều dụng cụ trong tủ
  • Không đặt các dụng cụ trên vỉ lưới làm cản thông khí
  • Không để quá nhiều dụng cụ trong tủ
  • Nên trải tấm lót trên bề mặt làm việc
  • Vị trí tốt nhất để thao tác trong tủ an toàn sinh học
  • Lật bên dưới mặt tủ để làm vệ sinh

Nguồn: Hướng dẫn sử dụng tủ ATSH cấp II của hãng JSResearch Inc - Hàn Quốc


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Tủ an toàn sinh học cấp II