• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Loét và cách phòng chống

  • PDF.

CN Lâm Thị Thúy Minh - Khoa PHCN

1. LOÉT

Loét là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng và chỗ lồi xương.

(1989: định nghĩa của National Pressure Ulcer Advisory Panel )

loet1 

Vai trò của chèn ép và mất vận động là chủ yếu

Những yếu tố đưa đến nguyên nhân bị loét:

Yếu tố cơ học: chủ yếu

  • Sự chèn ép
  • Sự cọ mòn lẫn nhau
  • Cọ xát và kéo giãn da

Yếu tố thần kinh:

  • Mất hoặc giảm cảm giác
  • Liệt

Những yếu tố liên kết:

  • Suy dinh dưỡng
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Độ ẩm quá mức
  • Tình trạng tâm lý
  • Sức đề kháng của da, tuổi tác

Những vị trí có nguy cơ hình thành loét:

loet2 

Bệnh nhân ngồi chủ yếu là ụ ngồi

Cấp độ loét:

- Giai đoạn 1:  Vùng đỏ ở da không biến mất do nhấn xuống

 loet3

- Giai đoạn 2: Bị hư lớp biểu bì, đôi lúc phồng nước

 loet4

- Giai đoạn 3: Lớp da bị hư hoàn toàn, hiện tượng hoại tử, vết loét mang hình dáng một vết thương sâu

 loet5

- Giai đoạn 4: Lớp da bị phá hủy và vết thương lan rộng. Hiện tượng hoại tử ở tế bào bắp thịt hoặc xương, hoặc cấu trúc nằm sâu hơn

loet6 

2. PHÒNG CHỐNG LOÉT

Công tác phòng chống loét cùng với phát hiện ra những bệnh nhân có nguy cơ mắc phải hiện tượng này. Dựa vào đó giảm thiểu thời gian và mức độ cọ xát trong khi nằm và ngồi. Tiếp đó phải ngăn chặn hoại tử và các nguyên nhân gây nên các vết loét khác.

Thang độ để đánh giá mức nguy cơ loét: Có nhiều thang độ khác nhau. Nhìn chung, hầu hết đều dựa trên yếu tố sau:

  • Khả năng di chuyển vận động
  • Bị bại liệt
  • Tuổi tác
  • Ẩm thực

Đánh giá dựa trên phương pháp vật lý trị liệu:

  • Cảm giác: xác định vùng mất cảm giác
  • Lực vận động: xác định những vùng bệnh nhân mất khả năng tự điều khiển dịch chuển
  • Vùng da có xương: da bị đỏ, đậm màu,bóng, đứt quãng…
  • Chức năng vận động của bệnh nhân
  • Các thứ nẹp phải vừa vặn để tránh tạo ra sức đè nén cọ sát lên vùng xương
  • Cảm giác đau (nếu bệnh nhân còn cảm nhận được) tại một vùng da nhất định

Bảng đánh giá mức độ nguy cơ loét của BRADEN

loet7 

Kết quả điểm Braden đạt được trong khoảng :

  • 23 đến 18 : không có nguy cơ loét đến nguy cơ nhẹ
  • 17 đến 14 : nguy cơ loét nhẹ đến trung bình
  • 13 đến 9 : nguy cơ trung bình đến nguy cơ loét cao
  • 8 đến 6 : tương ứng với nguy cơ loét cao

Các phương pháp phòng chống loét:

Có 03 trường hợp: Bệnh nhân (BN) chưa bị loét, có dấu hiệu loét, sau khi vết loét bộc phát (xem phần điều trị)

Y Khi chưa bị loét

1.  Thông tin huấn luyện cho bệnh nhân và thân nhân về vết loét:

- Điều dưỡng là những người trợ lý y tế cần giải thích rõ nguyên nhân chính của vết loét là do thiếu cung cấp dinh dưỡng cho lớp da qua đường lưu thông máu, vì ở vùng này đường lưu thông máu bị nghẽn do chèn ép

- Vận động cơ thể là điều rất quan trọng, gia đình cần phải giúp xoay trở bệnh nhân thường xuyên. Giường cần được tái tạo, bổ xung để giúp bệnh nhân trong bước đầu tập dịch chuyển

- Luôn giữ sạch sẽ bệnh nhân và giường. Giường ẩm ướt và dơ sẽ kích thích da và vết loét sẽ bộc phát dễ dàng

- Nếu có thể cần cung cấp cho bệnh nhân cái gương để họ tự kiểm tra phát hiện sớm triệu chứng lõ loét

 loet8

2. Thay đổi tư thế:

- Cần thay đổi tư thế cách khoảng 2 giờ một lần. Xoay trở trên giường giúp máu lưu thông khắp cơ thể, cần hướng dần BN và TNBN cách xoay trở bằng tay, tư thế đúng khi nằm, chêm gối… khi người bệnh mới nhập viện. Soạn thảo thời khóa biểu để nhắc nhở xoay trở BN đúng lúc

3. Tăng tuần hoàn máu: Xoa bóp các vùng nhạy cảm, động tác này cần tiến hành thường xuyên 10 – 15 phút / lần, 2 – 3 lần/ngày.

 loet9

4. Nẹp phải vừa thích hợp với BN: Đai, giày, nẹp, bó bột không được tạo sức ép lên vùng xương. Dụng cụ quá chặt sẽ gây tổn hại đến da hoặc các cấu trúc cơ thể. Khi băng bột, vùng xương cần được đệm để giảm sức chèn ép của chất bột cứng.

5. Chêm lót các vùng có nguy cơ loét: Các vùng lồi xương rất dễ làm cọ mòn da cho nên phải chêm khăn hoặc gối. Sử dụng các loại đệm chống loét: Nệm điện, nệm hơi, nệm nước…Tuyệt đối không dùng vòng cao su, drap giường, áo quần BN phải thẳng, sạch và khô

6. Vệ sinh da: Da phải được sạch và không ẩm ướt. Chăm sóc bảo vệ da: Ngăn ngừa nhiễm trùng da, tăng tuần hoàn máu, tạo sự thoải mái về tâm lý cho BN. Ở những bệnh nhân liệt, đại tiểu tiện không tự chủ càng ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh da.

7. Giảm thiểu sức chèn ép

- Giảm sức đè nặng của cơ thể à thay đổi tư thế thường xuyên

- Nằm sấp nếu tình trạng của BN cho phép thường là giải pháp tốt nhất nhằm chia đều trọng lượng của cơ thể lên một bề mặt lớn, đừng quên đệm gối ở nơi đầu gối, ngực…

- Sử dụng giường, nệm để giảm cường độ đè và cọ sát của cơ thể

- Sử dụng gối để chống loét

- Xe lăn thích hợp phải được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ trạng thái chịu lực của bắp đùi. Trọng lượng cơ thể đè lên bắp đùi phải được phân tán chứ không tập trung ở vùng bàn tọa.

8. Chế độ ăn uống:

Năng cao tổng trạng BN bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp

- Năng lượng: Trọng lượng cơ thể thích hợp và việc hấp thụ năng lượng đầy đủ mang tính chất quan trọng. Khi BN rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da sẽ bị thiếu. Khoảng cách của da và xương sẽ bị thu hẹp, như vậy sẽ làm giảm khả năng chịu đựng sức đè nén của cơ thể.. Trường hợp quá nhiều năng lượng, trọng lượng bản thân sẽ lớn, sức đè nén càng tăng. Như vậy nguy cơ loét càng cao. Cho nên cần phải chú ý sự hấp thụ năng lượng ở mức thích hợp. BN bị bại liệt hấp thụ năng lượng ít hơn do mức vận động của họ kém hơn.

- Đạm: Thiếu đạm rất nguy hiểm đẽ gây loét. Khi đã bị loét vết loét sẽ làm lượng đạm mất đi nhanh chóng qua đường vết thương. Lượng đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, sản phẩm từ sữa,…

- Chất lỏng: Cơ thể cần một lượng chất lỏng vừa đủ để tránh tình trạng mất nước, vì mất nước làm cho da trở nên rất nhạy cảm, đặc biệt đối với BN loét, lượng chất lỏng mất qua vết thương. Cho nên cần từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

- Kẽm: Kẽm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục vết thương. Liều lượng hàng ngày cho BN: Nam 7mg – 10 mg Zn, Nữ 6mg – 9m. Việc bổ xung kẽm chỉ hữu ích cho BN thiếu kẽm.

9. Vitamin C:  Vitamin C có tầm ảnh hưởng  gián tiếp đến sức khỏe của BN. Thông thường cần 70mg VitaminC/ ngày là rất bổ ích. VitaminC có nhiều trong rau,trái cây nhất là trong kiwi, cam..

Y Khi có dấu hiệu loét

Trong giai đoạn này cần tăng cường mức độ lưu thông máu đến vùng da bị tổn thương và đồng thời ngăn chặn tổn thương mới

Sự vận động của BN trong giai đoạn này bao gồm:

- BN và TNBN phối hợp với NVYT phát hiện nguyên nhân gây ra triệu chứng tiền loét và tìm cách ngăn chặn các lưu thông tổn thương khác

- Chú ý xoay trở và đặt BN ở những tư thế thích hợp

- Khuyến khích BN tự dịch chuyển càng nhiều càng tốt (nếu tình trạng bệnh cho phép). Tích cực vận động cơ thể giúp tăng cường lưu thông máu và việc phục hồi vết thương nhanh chóng hơn.

* Ánh nắng: Đối với nhiều BN, ánh nắng sớm hoặc xế chiều có thể thúc đẩy quá trình hồi phục da. Nhưng nắng nóng ban trưa có thể đốt cháy da, như vậy làm tăng mức lỡ loét.

Y Khi vết loét bộc phát (xem điều trị )

Tài liệu tham khảo:

  1. Giáo trình tập huấn của khoa PHCN các tổn thương tủy sống TPHCM – VIỆT NAM 2003 – 2005.
  2. “Làm cách nào phòng chống viêm loét ở người nằm liệt”, Y khoa Kim Minh 
You are here Tin tức Y học thường thức Loét và cách phòng chống