M.Khôi - QNO
(QNO) - Nhiều năm liền, mô hình "Phòng sinh thân thiện" tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người thân và thai phụ khi chọn sinh ở đây.
Vượt cạn là quá trình đau đớn, mệt mỏi về mặt thể xác trong cuộc đời của người phụ nữ. Một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài khoảng 8-10 tiếng đồng hồ, tuy nhiên đối với người sinh con lần đầu cuộc chuyển dạ đôi khi kéo dài hơn 20 tiếng đồng hồ.
Họ không còn sức để biểu đạt ngôn ngữ hay cảm xúc, do đó những cử chỉ, những chăm sóc đặc biệt đến từ người thân trong gia đình và nhân viên y tế sẽ là liều thuốc trấn an tinh thần hiệu quả nhất với người phụ nữ trong giai đoạn chuyển dạ. Mô hình "Phòng sinh thân thiện" tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam ra đời với ý nghĩa như vậy.
Tầm quan trọng của người đồng hành khi sinh mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho cuộc chuyển dạ. Điều này đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và được áp dụng tích cực ở nhiều quốc gia.
Niềm vui người đồng hành của người thân và sản phụ sau khi sinh. Ảnh: P.S
Tại khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, khi thai phụ sử dụng phòng Sinh thân thiện sẽ không tốn thêm khoản chi phí nào.
Nhiều sản phụ chia sẻ, với sự đồng hành của người thân, sản phụ vượt cạn thật nhẹ nhàng và thoải mái.
Sản phụ cảm thấy mình được chăm sóc kỹ càng hơn, với ekip đỡ đẻ có cả người thân bên cạnh. Từ chuyên mục trên trang Fanpage của Khoa Phụ sản, trang Fanpage Sinh con sáng suốt của dự án QualiDec, kiến thức người đồng hành được trang bị kỹ càng khi tham gia cùng sản phụ vượt cạn.
Được biết, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam có 5 năm liên tục giữ vững danh hiệu "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc". Đây cũng là cơ sở y tế trong cả nước có tỷ lệ mổ lấy thai khá thấp, đặc biệt mổ lấy thai lần đầu.
Điều này có được nhờ đơn vị triển khai mô hình "Phòng sinh thân thiện" tại Khoa Phụ sản và tuân thủ thực hành đỡ đẻ có kỹ năng và các quy trình chăm sóc thiết yếu.
Một bác sĩ công tác tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam nói, từ ngày triển khai mô hình, nhân viên y tế cảm thấy yên tâm hơn khi cùng với các sản phụ và người nhà đồng hành vượt cạn.
Khi triển khai hoạt động người đồng hành phòng sinh, giảm cắt may tầng sinh môn, tăng cường chăm sóc Kangaroo cho trẻ sinh non, tư vấn và hướng dẫn nuôi con sữa mẹ, truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữ mang thai đã nâng cao chất lượng thực hành và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
"Với sứ mệnh của nhân viên y tế, chúng tôi hy vọng các thai phụ và người thân tiếp cận sớm hơn về vai trò của người đồng hành trong thai kỳ, cũng như tham gia lớp học hướng dẫn người đồng hành chuyển dạ để đem lại hiệu quả thiết thực khi trải nghiệm phòng sinh thân thiện" - vị bác sĩ này chia sẻ.
- 04/12/2024 11:05 - Phương pháp mãng châm
- 02/12/2024 19:53 - Té ngã ở người cao tuổi
- 01/12/2024 11:08 - Chlamydia Trachomatis và bệnh đau mắt hột
- 23/11/2024 07:20 - Bệnh lý vi mạch huyết khối
- 21/11/2024 09:36 - Đối với nhiễm trùng máu, 7 ngày dùng kháng sinh có…
- 14/11/2024 09:47 - Chọn thuốc phù hợp với tình trạng dị ứng theo mùa …
- 07/10/2024 19:46 - Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân đái tháo đường
- 07/10/2024 19:40 - Khô miệng
- 05/10/2024 16:21 - Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng cho bé
- 05/10/2024 10:24 - Nhiễm nấm candia