CN Nguyễn Vũ Huyền Trang -
CEA là một phân tử được glycosyl hóa cao có trọng lượng phân tử khoảng 180 kDa. CEA giống như AFP, thuộc về nhóm kháng nguyên ung thư bào thai được tạo ra trong thời kỳ phôi và bào thai. CEA được thừa nhận đóng vai trò trong một số quá trình sinh học bao gồm sự kết dính, miễn dịch và sự chết theo chương trình của tế bào. Sự hình thành của CEA bị ngừng lại sau khi sinh, và biểu hiện ở mức thấp trong mô người lớn bình thường. Vì vậy nồng độ CEA rất thấp trong máu của người lớn khỏe mạnh. Nồng độ CEA cao thường được tìm thấy trong các trường hợp ung thư tuyến đại trực tràng.
Đo nồng độ CEA trước khi phẫu thuật là mong muốn giá trị này có thể cung cấp thông tin chẩn đoán độc lập, giúp theo dõi phẫu thuật và cung cấp một giá trị nền cho các xác định theo sau. Ở những bệnh nhân giai đoạn II và III, nồng độ CEA nên được đo mỗi 2‑3 tháng trong ít nhất 3 năm sau khi chẩn đoán. Để theo dõi điều trị của bệnh tiến triển, nên kiểm tra nồng độ CEA mỗi 2‑3 tháng.
- 09/04/2024 18:23 - Sinh hoạt chuyên đề công tác vệ sinh tại bệnh viện…
- 08/04/2024 18:35 - Thuốc ức chế SGLT-2 cho bệnh nhân suy tim cấp, khi…
- 06/04/2024 16:39 - Lợi ích của xét nghiệm định lượng AFP máu
- 04/04/2024 16:10 - Công tác tổ chức hiến máu và ảnh hưởng của một số …
- 03/04/2024 20:54 - Điều trị rò dịch não tủy
- 30/03/2024 20:53 - Tiếp cận hội chứng khí phế thủng tại cấp cứu
- 25/03/2024 18:38 - Hội chứng SIADH trên bệnh nhân ung thư
- 24/03/2024 07:39 - Chấn thương khí phế quản: vấn đề tiếp cận và xử tr…
- 24/03/2024 07:22 - Tối ưu hóa phát hiện polyp khi nội soi đại tràng
- 20/03/2024 17:17 - Cải tiến chất lượng