• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Viêm não do Toxoplasma Gondii trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà - 

Bệnh Toxoplasma do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Triệu chứng từ không biểu hiện đến hạch to lành tính (bệnh giả tăng bạch cầu đơn nhân) tới đe dọa mạng sống bệnh lý thần kinh trung ương hoặc cùng với biểu hiện ở các cơ quan khác ở những người bị suy giảm miễn dịch. Viêm não có thể phát triển ở bệnh nhân AIDS và số lượng CD4 thấp.

1. Sinh lý bệnh

Toxoplasma gondii phổ biến ở chim và động vật có vú. Ký sinh trùng nội bào bắt buộc này xâm nhập và nhân lên vô tính gọi là thể hoạt động trong tế bào chất của bất kỳ tế bào có nhân nào.

Sinh sản hữu tính của T. gondii chỉ xảy ra ở đường ruột của mèo; kết quả các nang trứng được thải qua phân vẫn lây nhiễm trong đất ẩm qua nhiều tháng.

Nhiễm trùng có thể xảy ra:

  • Ăn vào nang trứng;
  • Ăn các nang trong mô;
  • Lây truyền mẹ con;
  • Truyền máu hoặc ghép tạng.

Việc nuốt trứng trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm phân mèo là phương thức phổ biến nhất của nhiễm trùng đường miệng. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín có chứa mô nang, thông thường là thịt cừu, thịt lợn, hoặc ít khi thịt bò.

2. Dấu hiệu lâm sàng

Quá trình viêm xảy ra ở mô não và/hoặc màng não tùy theo từng nguyên nhân mà có các biểu hiện khác nhau, biểu hiện lâm sàng bằng các hội chứng điển hình như:

- Hội chứng nhiễm khuẩn –nhiễm độc:

+ Đa số có sốt, khởi phát đột ngột với sốt cao 39 -40oC.

+ Da niêm mạc thường xung huyết.

+ Chóng mặt, đau đầu.

+ Một số có thể đau rát họng và biểu hiện viêm đường hô hấp.

+ Có thể đau bụng, tiêu chảy.

+ Dấu hiệu màng não: Đau đầu, nôn mửa.

- Những rối loạn về tâm –thần kinh:

+ Thay đổi về ý thức: tùy theo mức độ bệnh, có thể gặp ngủ gà,

lú lẫn, u ám, hôn mê.

+ Rối loạn tâm thần: mê sảng, mất định hướng, ảo giác, loạn thần, rối loạn hành vi và nhân cách...

+ Có cơn co giật kiểu động kinh: thường gặp ở 50% bệnh nhân nặng, có thể co giật cục bộ hoặc toàn thân.

+ Tổn thương thần kinh khu trú: rối loạn vận động ngôn ngữ (thất ngôn), rối loạn vận động (liệt ở các mức độ khác nhau), tăng phản xạ gân xương, xuất hiện phản xạ bệnh lý bó tháp, rung giật cơ, liệt các dây thần kinh sọ não (dây vận nhãn, dây số VII... )

+ Các triệu chứng do tổn thương trục dưới đồi –tuyến yên (rối lọan thần kinh thực vật) như: rối loạn điều hòa thân nhiệt, tăng tiết mồ hôi...

3. Cận lâm sàng

- Xét nghiệm dịch não - tủy:

+ Xét nghiệm tế bào trong dịch não - tủy: tùy theo từng căn nguyên gây bệnh mà có các biến đổi về tế bào như:

  • Do vi rút: thường tăng nhẹ tế bào lympho, bạch cầu đa nhân;
  • Do vi khuẩn: tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Xét nghiệm sinh hóa trong dịch não - tủy: protein thường tăng nhẹ, glucose thường bình thường, đôi khi tăng nhẹ.

- Những xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên gây bệnh:

+ Xét nghiệm tìm căn nguyên trong dịch não - tủy: Phân lập vi rút trong dịch não - tủy: thường không có kết quả.

+ Kỹ thuật PCR(Polymerase Chain Reaction-phản ứng chuỗi polymerase) là kỹ thuật làm khuếch đại acid nhân vi rút trong dịch não -tủy;phương pháp PCR giúp xác định nhiều loại tác nhân gây bệnh;

+ Phát hiện kháng thể đặc hiệu trong dịch não-tủy và trong huyết thanh.

- Kỹ thuật điện não đồ.

- Chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não tổn thương choán chỗ một hoặc nhiều ổ trên hình ảnh cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não.

4. Chẩn đoán

Tiền sử bị nhiễm HIV/AIDS.

Lâm sàng:

+ Đau đầu, chóng mặt, co giật, sốt;

+ Dấu hiệu thần kinh khu trú.

Cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm dịch não -tủy;

+ Kỹ thuật PCR làm khuếch đại acid nhân vi rút trong dịch não -tủy;

+ Kỹ thuật điện não đồ;

+ Tổn thương choán chỗ một hoặc nhiều ổ trên hình ảnh cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não;

Đáp ứng với điều trị đặc hiệu có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán.

5. Điều trị

- Điều trị tấn công: Co-trimoxazole liều tính theo TMP 10 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày trong 6 tuần;

- Điều trị duy trì: Co-trimoxazole uống liều 960 mg/ngày;

- Ngừng điều trị khi: người bệnh điều trị ARV trên 1 năm, lâm sàng ổn định và CD4 trên 350 tế bào/mm3 hoặc tải lượng HIV dưỡi ngưỡng phát hiện.

6. Dự phòng

Rửa tay kỹ lưỡng sau khi xử lý thịt, đất, hoặc mèo thật là cần thiết. Thức ăn có thể bị ô nhiễm phân mèo nên tránh. Thịt phải được nấu đến 165 đến 170°F (73,9 đến 76,7°C).

Điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân HIV bằng Cotrimoxazol khi mức độ bệnh từ giai đoạn lâm sàng 2 trở lên và tế bào CD4 < 350 tế bào/mm3.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 3 2022 21:28

You are here Tin tức Y học thường thức Viêm não do Toxoplasma Gondii trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)