• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tiếp cận bệnh giả lao

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - 

I Dịch tễ học:

Bệnh giả lao (Pseudotuber tuberculosis) do Yersinia pseudotuber tuberculosis gây ra, là một bệnh cấp tính lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ động vật sang người có thể lây truyền sang người khi da tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, nước bị ô nhiễm, hoặc do ăn thực phẩm hoặc rau bị ô nhiễm. Bệnh có đặc điểm nhiễm độc toàn thân, sốt, ban dạng Scarlatin, tổn thương đường tiêu hóa và các khớp.

II Bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý:

Y.pseudotuber tuberculosis là một loại trực khuẩn Gram âm hình bầu dục nhỏ do nhà nghiên cứu người Pháp tìm ra năm 1883. Năm 1889 Pfeyfer đã phân lập được mầm bệnh và mô tả đầy đủ về nó, được cho là loài tổ tiên các Yersinia gây bệnh khác (Y. pestis và Y. enterocolitica) được cho là đã tiến hóa; và giống như Y. pestis, nhuộm Gram xảy ra theo kiểu lưỡng cực, ở cả hai đầu của trực khuẩn. Y.pseudotuber tuberculosis gây ra viêm mạc treo ruột cấp tính (pseudotuber tuberculosis), có thể mô phỏng viêm ruột thừa. Pseudotuber tuberculosis, như tên của nó, có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh lao, có thể ảnh hưởng đến gan, lá lách và các hạch bạch huyết, gây hoại tử mô và u hạt, kèm theo sốt và đau bụng. Đôi khi, Y.pseudotuber tuberculosis có thể làm phát sinh bệnh toàn thân nặng có tỷ lệ tử vong cao.

Yersinia pseudotuberculosis

Các chủng Y.pseudotuber tuberculosis có thể được phân loại thành 6 kiểu huyết thanh, dựa trên một số kháng nguyên soma bền nhiệt và kháng nguyên trùng roi nhiệt có mặt trong môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ 18-26 độ C. Giống như Y.pestis, Y.pseudotuber tuberculosis biểu hiện một dạng lipopolysaccharide bề mặt bị cắt ngắn (LPS 'thô') cho phép nó tránh sự nhận diện TLR4 ở vật chủ, trong khi các kháng nguyên trùng roi ngăn cản quá trình thực bào.

Giống như các Yersinia khác, Y.pseudotuber tuberculosis cũng chứa plasmid pYV mã hóa cho bài tiết loại ba (T3S), kháng nguyên V và các protein bên ngoài Yersinia khác. Kháng nguyên V điều chỉnh T3S và cũng có khả năng chống viêm. T3S cho phép Y.pseudotuber tuberculosis tạo ra một hình chiếu rỗng giống như kim khi tiếp xúc gần với tế bào chủ trong cơ thể sống, qua đó các protein của tác nhân được chuyển trực tiếp vào tế bào chủ. Những tác nhân này có nhiều tác dụng gây độc tế bào, chống thực bào hoặc chống viêm, và thường thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của tế bào vật chủ và do đó, sự tồn tại của vi khuẩn trong vật chủ. Bằng tất cả những cách này, Y.pseudotuber tuberculosis chống lại khả năng phòng thủ miễn dịch bẩm sinh và đạt được sự phổ biến trong vật chủ để thiết lập một nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng tiềm ẩn. Kháng nguyên V từ Y.pseudotuber tuberculosis có trình tự V03 và tương đồng với quá trình tự do Y.pestis tiết ra. Điều này rất quan trọng vì kháng nguyên V là một kháng nguyên bảo vệ chính để chủng ngừa bệnh dịch hạch và do đó có thể có một số biện pháp bảo vệ chéo với Y.pseudotuber tuberculosis.

III Lâm sàng:

Các triệu chứng đa dạng và diễn biến có chu kỳ 5 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tái phát và hồi phục.

1 - Thời kỳ ủ bệnh: Từ 3 -18 ngày thường không có tiền triệu trước khi khởi phát 1-3 ngày bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, đau đầu.

2 - Thời kỳ toàn phát: Thường 1-5 ngày khởi phát đột ngột sốt 39-40 độ C, bệnh nhân chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, mất ngủ. Có thể có ho, sổ mũi, ngứa và đau họng khi nuốt, có bệnh nhân xuất hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn đi cầu…

Xung huyết niêm mạc, xuất huyết kết mạc, niêm mạc họng xung huyết lan tỏa phù nề, lưỡi bẩn. Mạch nhanh tương ứng với nhiệt độ, huyết áp có xung hướng giảm, về sau nhiều trường hợp mạch chậm so với nhiệt độ.

3 – Thời kỳ toàn phát: nhiệt độ vẫn cao, nhiễm độc tăng dần, tổn thương đa cơ quan.

Ban: là triệu chứng quan trọng của giả lao (có 60 -70%), ban xuất hiện vào ngày thứ 1-6 của bệnh, đa số là hồng ban chấm lớn nhỏ khác nhau giống như ban Scarlatin, đôi lúc ban lấm tấm quanh các khớp lớn, đối xứng quanh mạn sườn, hạ vị và tứ chi… Trường hợp nặng thì một số ban hoặt toàn bộ ban là xuất huyết hoặc muộn nước. ban tồn tại 1-7 ngày.

Niêm mạc miệng: xung huyết rõ, ranh giới giữa phần vòm khẩu cái cứng và mềm rõ và phần mềm có nội ban.

Tổn thương cơ quan tiêu hóa: Lưỡi lúc đầu có phủ màng trắng, đến ngày thứ 5-8 màng trắng mất đi để lại nền đỏ kiểu quả dâu đất. chán ăn, nôn và buồn nôn, đau bụng vùng hồi manh tràng âm ĩ hoặc giữ dội, đi cầu lỏng 2-3 lần/ ngày. Thăm khám bụng thấy đau khi nắn vùng hố chậu

Tổn thương cơ quan tim mạch: ở 60% có mạch chậm, đặc biệt là đối với thể nặng, tim nhịp nhanh ít gặp hơn, đôi khi có loạn nhịp, huyết áp giảm….

Ở những trường hợp nặng có phản ứng màng não và võ não

Công thức máu: Bạch cầu tăng, Monocyt tăng, lympho giảm tương đối, tăng bạch cầu ái toan. tốc độ lắng máu tăng

Thời kỳ toàn phát giả lao ít khi kéo dài 5-7 ngày. Sau thời kỳ toàn phát có một số bệnh nhân tái phát, thường 1 lần, 2-3 lần hoặc nhiều lần.

Bệnh kéo dài từ 10 ngày đến 3 tháng (trung bình 1 tháng). Thể mãn tính của giả lao chưa thấy. Bệnh có thể tái phát sau 10 - 12 tháng.

IV – Các thể lâm sàng

1 – Thể lan tỏa: Tổn thương đa cơ quan, ban toàn thân, nhiễm trùng, nhiễm độc… Những trường hợp tử vong vì bệnh giả lao chính là ở thể lan tỏa này.

2 – Thể bụng: Chiếm 40% tổn thương đường tiêu hóa như viêm dạ dày, hồi tràng, mạc treo…thể bụng hay tái phát hơn các thể khác.

3 – Thể vang da: chiếm 6-7% tổn thương nhu mô gan cấp, sốt giao động, phát ban, đôi khi có tổn thương các cơ quan khác kèm theo. Tổn thương gan nặng nhất vào thời kỳ toàn phát nhưng hồi phục nhanh, thể này ít tái phát.

4 – thể khớp: chiếm 15% gồm đau khớp, viêm đa khớp trên bệnh nhân có nhiễm độc nặng và sốt cao kèm theo ban tổn thương gan, rối loạn tiêu hóa, nhưng triệu chứng ở khớp vẫn nỗi bật.

5 – Thể giống Scarlatin: Chiếm 20% gồm sốt ban kiểu Scarlatin, hội chứng nhiễm độc, ít tổn thương các cơ quan khác và ít tái phát.

6 – Thể viêm xuất tiết: Chủ yếu tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên, như viêm họng, viêm Amydal, viêm khí phế quản.

7 – Thể ẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng, mà phát hiện dựa vào nuôi cấy khuẩn ở những người tiếp xúc với bệnh nhân.

V – Chẩn đoán:

1 – Chẩn đoán bệnh giả lao: Bệnh cảnh lâm sàng bệnh giả lao rất đa dạng, ít triệu chứng và thể ẩn khó chẩn đoán, bệnh giả lao ít gặp và đồng thời ít quen thuộc với thầy thuốc. Do vậy một số bệnh nhân không được phát hiện hoăc được chẩn đoán ra bệnh khác.

Thường dựa vào lâm sàng và dịch tễ.

Chẩn đoán quyết định dựa vào xét nghiệm vi khuẩn và huyết thanh học.

2 – Chẩn đoán phân biệt:

Thường chẩn đoán phân biệt với bệnh thương hàn, viêm ruột thừa cấp, thấp khớp cấp, viêm gan virut.

VI – Điều trị:

Y.pseudotuber tuberculosis nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh bao gồm penicillin, ampicillin và tetracycline.

Khi tái phát thì dùng thuốc kích thích miễn dịch: Peltoxyl 0,1 - 0,2g, Metylyrasil 0,5 – 1g/ ngày.

Những trường hợp năng có thể dùng corticoid

Nếu có dị ứng dùng Histamim và các vitamin.

Trong điều trị giả lao chú ý các thuốc điều trị triệu chứng.

Thời kỳ hồi phục phải tăng cường bồi dưỡng…

VII – Dự phòng:

 Chưa có khả năng dự phòng chuyên biệt. Do vậy đẻ phòng bệnh giả lao, cơ bản là cải tạo môi trường, diệt chuôt. Và cấc loại gặm nhấm ở nơi có ổ bệnh. Phát hiện sớm bệnh nhân giả lao và điều trị kip thời tại cơ sở truyền nhiễm. Kiểm tra vệ sinh những nhân viên làm ở những cơ sở cung cấp nước, thực phẫm…kiểm tra chế độ bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tài liệu tham khảo

  1. Diane Williamson, Khoa khoa học Y sinh, Dstl Porton Down, Vương quốc Anh
  2. Bệnh học truyền nhiễm (Nhà xuất bản y học 2005) chủ biên: GS.TSKH Bùi Đại – PGS. TS Nguyễn Văn Mùi, PGS. TS Nguyễn Hoàng Tuấn.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 19 Tháng 12 2021 10:37

You are here Tin tức Y học thường thức Tiếp cận bệnh giả lao