• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức Y học

Thuốc kháng histamin có thể giúp xoa dịu cơn bão cytokin COVID-19

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

NEW YORK (Reuters Health) - Theo một nghiên cứu mới, việc phong tỏa thụ thể histamine kép với cetirizine và famotidine dường như làm giảm các triệu chứng phổi và có thể có những lợi ích khác ở những bệnh nhân bị COVID-19, 

Tiến sĩ Reed B. Hogan II của GI Associates, ở Flowood, Mississippi, nói với Reuters Health qua email: “Chúng tôi rất vui mừng về ứng dụng tiềm năng toàn cầu của phương pháp tiếp cận độc đáo này đối với cơn bão cytokine, nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và tử vong trong đại dịch này.

Trong một bài báo trên Tạp chí Dược lý và Trị liệu phổi, Tiến sĩ Hogan và các đồng nghiệp lưu ý rằng thuốc kháng histamine là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để giảm viêm và giải phóng cytokine. Do đó, chúng có thể giúp giảm thiểu tình trạng suy hô hấp liên quan đến COVID-19.

Thuốc đối kháng thụ thể histamine-1 (H1) như cetirizine được sử dụng để điều trị dị ứng, và thuốc đối kháng thụ thể histamine-2 (H2) như famotidine được sử dụng để kiểm soát axit dạ dày và chứng ợ nóng. Bệnh mề đay đã được điều trị thành công bằng cách phong tỏa thụ thể histamine kép từ những năm 1970.

Cả hai loại thuốc đều an toàn và có sẵn theo toa và không kê đơn trên toàn thế giới. Để tìm hiểu tiện ích tiềm năng của phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 110 bệnh nhân dương tính với COVID-19 với các triệu chứng phổi nghiêm trọng và nguy kịch. Mười một bệnh nhân có chỉ thị "không hồi sức" (do not resusscitate: DNR).

famoti1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 9 2020 19:46

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  • PDF.

 

Ngày 18/8/2020, Bộ Y tế đã có công văn số 4393/BYT- KCB gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc  Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện thuộc trường đại học về việc tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, tình hình bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Tại Đà Nẵng đã phát hiện nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong đó có nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh. Một số địa phương khác cũng đã xuất hiện các ca nhiễm liên quan đến vùng dịch Đà Nẵng và những ca nhiễm chưa xác định được nguồn lây. Nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất lây nhiễm bệnh cho  nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố;Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc nghiêm túc thực hiện:

Xem tiếp tại đây

Tiếp nhận và cấp cứu thành công đôi vợ chồng bị tai nạn giao thông nặng

  • PDF.

Khoa Ngoại Tiêu Hoá - 

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tiếp tục phát huy sứ mệnh là bệnh viện tuyến cao nhất tỉnh cấp cứu các trường hợp chấn thương nặng trong địa bàn trong mùa dịch COVID 2020  

Lúc 10h30 phút, ngày 24/07/2020, khoa Cấp Cứu- BVĐK Quảng Nam tiếp nhận trường hợp tai nạn giao thông nặng. Nạn nhân là anh N.T.T, sinh năm 1987, trú tại xã Trà Giáp, Bắc Trà My cùng vợ là chị N.T.H.M sinh năm 2000, cùng địa chỉ. Hai bệnh nhân vào viện trong tình trạng chấn thương đa cơ quan nặng do tai nạn xe máy. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ được thiết lập (quy trình báo động đỏ huy động ngay lập tức nhiều y bác sỹ ở nhiều chuyên khoa trong BV có mặt kịp thời để hỗ trợ cấp cứu và chẩn đoán các trường hợp nặng, nguy hiểm tính mạng bệnh nhân). Qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh nhân N.T.T bị vỡ bàng quang, vỡ xương cánh chậu, choáng phối hợp, bênh nhân N.T.H.M vỡ gan, vỡ lách, tràn máu ổ bụng, choáng mất máu.

chanthuong11

Hình ảnh vỡ xương cánh chậu (P)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 8 2020 19:22

Tăng cường rà soát, quản lý các trường hợp đến Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đã trở về địa phương

  • PDF.

UBND tỉnh ban hành công văn 4558/UBND-KGVX ngày 7/8/2020 về việc tăng cường rà soát, báo cáo kết quả xác minh, quản lý các trường hợp đến Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đã trở về địa phương.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế khẩn trương tăng tốc hơn nữa việc truy vết, xác minh, lập danh sách tất cả các trường hợp đến, lưu trú tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 01/7/2020 đến ngày 28/7/2020 đã trở về địa phương trên mọi phương tiện; các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh hoặc đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe, xét nghiệm và cách ly y tế phù hợp.

cv4558

Xem toàn văn tại đây

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 09 Tháng 8 2020 08:24

Tình hình ở Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát

  • PDF.

 

(Chinhphu.vn) – Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định tình hình ở Đà Nẵng và Quảng Nam đang được kiểm soát, nhưng dự báo trong những ngày tới đây sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng qua xét nghiệm và nhiều khả năng sẽ còn các ca tử vong là những bệnh nhân nặng đang điều trị tại các khoa chạy thận nhân tạo, hồi sức cấp cứu, tim mạch.

Ngày 4/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Dịch bệnh bùng phát từ khi nào? Ổ dịch ở đâu?

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trên địa bàn Đà Nẵng, Viện đã tiến hành xét nghiệm kháng thể 5.000 mẫu trên tổng số 7.000 mẫu đã được thu thập ở các khu cách ly và trong cộng đồng.

Trên cơ sở kết quả thu được, có căn cứ để xác định các mẫu bị nhiễm vào khoảng đầu tháng 7 và ổ dịch ở Đà Nẵng khởi phát vào đầu tháng 7/2020. Thời gian tới, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tiếp tục thu thập mẫu, xét nghiệm để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. 

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, căn cứ trên xét nghiệm các mắc và qua điều tra dịch tễ, có thể thấy số ca lây lan ra ngoài cộng đồng chưa nhiều. Đến thời điểm hiện tại, mới phát hiện 6 ca cộng đồng, hiện chưa có các trường hợp nào bị lây từ các bệnh nhân này. Về cơ bản tất cả các ca đều liên quan đến khối 3 bệnh viện ở Đà Nẵng. Các trường hợp lây nhiễm chủ yếu liên quan đến 3 bệnh viện này.

482020

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch bệnh ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua là lời cảnh báo rất nghiêm khắc. Ảnh: VGP/Đình Nam

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 8 2020 21:10

You are here Tin tức Tin tức y học