• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

HIV lây truyền mẹ - con

  • PDF.

Bs Trương Như Quỳnh - Khoa Phụ Sản

Như chúng ta đã biết, ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 - 40%. Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng hai triệu phụ nữ mang thai, và tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%. Với số trẻ sinh ra hằng năm Từ 1,5 triệu đến 2 triệu trẻ em, thì mỗi năm có khoảng sáu nghìn trẻ em có phơi nhiễm với HIV

hiv lay1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 10 Tháng 3 2016 21:51

Đấu tranh bình đẳng giới – câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Nguyễn Thị Lệ Hoa - KHTH

Nhân dịp ngày 8/3 năm nay, người viết xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến một nửa yêu thương trên Hành tinh này – Họ có thể là những người mẹ, những người vợ, những thiếu nữ hay những bé gái đang còn rất ngây thơ khi nói về giới tính. Họ có thể là những làm nơi công sở, là những học giả hoặc những người đầu tư, hay những người đang cặm cụi, vật lộn mưu sinh trên cánh đồng khô hạn Họ cũng có thể là những người phụ nữ giàu sang, đầy quyền uy hay những người nghèo khó, đang chịu nhiều đau khổ, đang lam lũ xa hương và bị đối xử rất bất công,. ..... cầu mong họ có được sức khỏe, được hạnh phúc, may mắn và được yêu thương che chở, không chỉ những ngày này mà còn tất cả những ngày còn lại.

83

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 3 2016 10:09

Magiê máu

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Magiê (Mg++) là một cation nằm chủ yếu trong tế bào với 60% lượng này tìm thấy trong xương dưới dạng kết hợp với canxi và phospho. Toàn bộ khối lượng Mg trong cơ thể là 25g và thực phẩm hàng ngày cung cấp khoảng 500mg (chủ yếu trong các thức ăn giàu chất diệp lục). Chỉ có một lượng rất nhỏ magiê được tìm thấy trong máu. Vì vậy nồng độ magiê máu phản ánh một cách không toàn diện và không đầy đủ kho chứa magiê của cơ thể.

magi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 3 2016 16:41

Bệnh uốn ván và công tác điều dưỡng

  • PDF.

CN Ngô Thị Kim Phượng - Khoa YHNĐ

Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi trực khuẩn Chlostridium tetanie và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Trực khuẩn uốn ván là trực khuẩn Gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Nha bào tồn tại ở trong đất, phân người và súc vật, đề kháng mạnh với nhiệt độ và các thuốc sát trùng.

Bệnh lây qua da và niêm mạc bị tổn thương như: ngoáy tai, xỉa răng, gai đâm hoặc vết thương nhiều ngóc ngách, có dị vật do tai nạn lạo động, tai nạn giao thông, do hoả khí … hoặc do dịch vụ y tế như tiêm chích, nhổ răng, nạo phá thai, cắt rốn, phẫu thuật .. không đảm bảo vô khuẩn. Các vết thương ở tình trạng thiếu Oxy, tổ chức bị hoại tử, thiếu máu, có dị vật, có vi khuẩn sinh mủ khác kèm theo … tạo điều kiện cho nha bào uốn ván phát triển mạnh.

uvan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 3 2016 16:29

Những nghiên cứu mới về điều trị viêm gan siêu vi C

  • PDF.

Bs CKI Trần Ngọc Hưng - Khoa YHNĐ

I. MỞ ĐẦU:

Viêm gan siêu vi C  là tình trạng viêm gan do virus viêm gan C (HCV) gây ra, chủ yếu lây qua đường máu.

Là bệnh lý diễn tiến âm thầm trong nhiều năm (20-30 năm ) và cuối cùng dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan siêu vi C ngày nay vẫn đang là vấn đề y tế toàn cầu, bởi vì điều trị viêm gan siêu vi C mạn là vấn đề nan giải do thuốc đặc trị có quá nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh mà hiệu quả lại không cao, thời gian điều trị kéo dài (48 tuần­­). Công thức điều trị chuẩn được công nhận trong nhiều năm nay đó là Peginterferon + Ribavirin, tuy nhiên đối với công thức này trong quá trình điều trị dường như bệnh nhân nào cũng gặp phải những tác dụng bất lợi của thuốc như: Sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, ho kéo dài, ăn uống kém, suy nhược thần kinh, rụng tóc, sụt cân, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu...Hiếm gặp hơn như: Suy giáp, cường giáp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy thận...; có lẽ thuốc điều trị đã tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

viemganc2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 3 2016 08:35

You are here Tin tức Y học thường thức