• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Văn bản qui định mới

Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế

  • PDF.

dtlt1

 

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đào tạo liên tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.

2. Cơ sở đào tạo liên tục là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu; các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế, được Bộ Y tế thẩm định và công nhận theo quy định tại Thông tư này.

3. Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế.

4. Mã cơ sở đào tạo liên tục hệ thống ký hiệu để phân loại và quản lý các cơ sở đào tạo liên tục được Bộ Y tế công nhận

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 15:33

Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện

  • PDF.

Xem tại đây

Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020

  • PDF.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ khi phát hiện ra kháng sinh penicilline đến nay, hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Ngoài vai trò trong y học đối với loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất. Kết quả của việc tiếp xúc liên tục với thuốc chống vi khuẩn, tỷ lệ vi khuẩn kháng trong phân của các động vật tương đối cao.

Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sỹ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng.

31

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 7 2013 09:41

Kế hoạch hành động, phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam

  • PDF.

Ngày 10/04/2013, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1176/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) ở người

Ngày 5/4/2013, Bộ Y tế ban hành quyết định số 1126/QĐ-BYT phê duyệt "Kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam"

Ngày 06/04/2013, Bộ Y tế ban hành quyết định số 1127/QĐ – BYT về phê duyệt “Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A(H7N9)” quyết định số 1128/QĐ – BYT về phê duyệt “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh cúm A(H7N9)”

cumh7n9

Theo WHO, từ ngày 29/3/2013 đến ngày 04/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 11 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), trong đó có 5 trường hợp tử vong tại TP. Thượng Hải (3/2), An Huy (1/0), Giang Tô (4/0) và Triết Giang (3/2). Các trường hợp mắc đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A(H7N9) có gen từ nguồn gốc gia cầm. Điều tra 400 người tiếp xúc gần với bệnh nhân chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.

Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Nguồn bệnh và phương thức lây truyền chưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định.

Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 05 Tháng 11 2014 09:28

Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

  • PDF.

Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nói chung, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện được đầu tư, phát triển hơn, nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong khám, chữa bệnh, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện, góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây chưa cứu chữa được hoặc phải đi nước ngoài khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh của nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, thách thức:

Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực y tế tuyến dưới thông qua việc đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ theo Đề án 1816 của Bộ Y tế và các Đề án của Chính phủ.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế xây dựng Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

BV_VETINH1

BVDKQNAM

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam - bệnh viện vệ tinh của BV Đa khoa Trung ương Huế

Mời các bạn xem tiếp nội dung Đề án tại đây

Đọc thêm:

  • Quyết định 14/2013/QĐ-TTg: Về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quyết định 319/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án "Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013 -2020".
  • Quyết định 92/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 7 2013 09:55

You are here Khám bệnh Văn bản qui định mới