• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

  • PDF.

Bs Huỳnh Tấn Dũng - 

I . Đại cương

1. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền

Các y gia YHCT gọi tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt, tiểu tiện ít mà đi liền liền, bụng dưới căng cứng đau lan đến rốn là hiện tượng chung của chứng lâm. Ngoài ra chứng lâm còn nói đến hiện tượng tiểu tiện ra sỏi hoặc như cát nhỏ, hai khái niệm này cùng lẫn vào nhau. Có 5 chứng lâm là thạch lâm (sỏi), khí lâm (tiểu tiện sáp trệ thường nhỏ giọt chưa ra hết), huyết lâm (tiểu ra máu), cao lâm (đái ra chất nhờn đục như mỡ), lao lâm (tiểu nhỏ giọt không dứt).

2. Quan niệm nhiễm trùng tiết niệu theo y học hiện đại

Nhiễm trùng tiết niệu có 2 loại:

  • Nhiễm trùng chất được chứa đựng (tức là nước tiểu) với ý nghĩa là có sự hiện diện của vi trùng trong nước tiểu với mật độ cao.
  • Nhiễm trùng vật chứa đựng (tức là viêm nhu mô thận hay đường tiết niệu trên hoặc dưới).

Như vậy, nhiễm trùng tiết niệu bao gồm cả nhiễm trùng vật được chứa đựng lẫn vật để chứa đựng; trong 2 yếu tố đó (sự hiện diện của vi khuẩn và viêm đường tiết niệu) thì sự hiện diện của vi khuẩn là chủ yếu.

       Bình thường, trong điều kiện tự nhiên có ít nhất 3 cơ chế bảo vệ chống nhiễm trùng của hệ tiết niệu :

  • Dòng nước tiểu đẩy trôi, loại bỏ vi trùng xâm nhập ngược dòng.
  • Niêm mạc bàng quang trong trạng thái bình thường có “yếu tố niêm mạc” sẽ ức chế sự sinh sản của vi trùng.
  • Nước tiểu với pH acid và độ thẩm thấu cao cũng ức chế sự sinh sản của vi trùng.

tomtatnht

Tóm tắt sơ đồ cơ chế bệnh nhiễm trùng tiết niệu theo YHCT

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 11 2020 08:47

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo y học cổ truyền