ĐD Nguyễn Thị Sen - Khoa Ngoại TH
“Có bao giờ bạn thấy đi đại tiện ra máu
Bạn có cảm giác thấy đau, ngứa quanh hậu môn khi đại tiện
Bạn có búi trĩ lòi ra ngoài phía hậu môn
Bạn có cảm thấy mệt mỏi, khó chịu lúc nào cũng ngồi “ đọc báo”mtrong toilet hàng giờ đồng hồ
Có bao giờ bạn phải uống thuốc dai dẳng”
Tất cả những biểu hiện này xuất hiện trong bệnh trĩ. Vậy
I.Sinh lý bệnh:
Các búi trĩ tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các sợi chun đàn hồi. Lúc đầu các sợi này chắc nhưng từ tuổi 20 do hiện tượng thoái hóa kéo chúng nhẽo dần và chùn ra cộng thêm tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, viêm đại tràng, ruột bị kích thích, bệnh phổi mãn tính…) dẫn đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quản sẽ dãn ra căng phồng lên tạo thành búi trĩ.
II. Nguyên nhân: Các nguyên nhân thường gặp:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.
- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.
- Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.
- Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.
- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..
- Các bệnh phổi mãn tính như hen phế quản, COPD, viêm phế quản mãn..
- Các nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa : xơ gan cổ trướng…
- Yếu tố di truyền.
- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…
III. Triệu chứng của bệnh trĩ:
- Đại tiện ra máu
- Đau, ngứa hậu môn
- Sa lồi búi trĩ
IV. Phân loại bệnh trĩ: 3 loại
- Bệnh trĩ ngoại.
- Bệnh trĩ nội
- Bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh:
- Chảy máu khi đại tiện kéo dài dai dẳng dẫn đến thiếu máu và suy nhược cơ thể.
- Rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng hậu môn.
- Tắc nghẽn búi trĩ cấp, viêm cấp tĩnh mạch gây đau đớn, bí đái. Không vệ sinh vùng bị bệnh gây ra nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử.
- Gây các bệnh về da và nhiễm trùng máu: Áp-xe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các trệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.
V. Điều trị bệnh trĩ:
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp, tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể như: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, phương pháp Milligan-Morgan, phương pháp Nilligen, phương pháp Doppler…nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc . Trong đó phương pháp Longo là một phương pháp phẩu thuật đơn giản, dễ thao tác vòng cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược 2-3cm ở vùng này không có thần kinh cảm giác do đó giúp bệnh nhân giảm đau nhiều sau mổ cũng như đại tiện sau mổ, thời gian nằm viện ngắn.
VI. Chăm sóc bệnh sau phẩu thuật:
1. Chế độ ăn uống phẫu thuật bệnh trĩ
Sau phẫu thuật 1 - 4 ngày đầu nên ăn dễ tiêu hóa tránh thức ăn quá cứng như bột củ sen… Bốn ngày sau bắt đầu một chế độ ăn mềm, kiên các thực phẩm vị chua cay, tiêu, ớt, nhiều dầu mỡ, thực phẩm khô và sữa, các loại đậu, các thực phẩm gây đầy hơi để tránh tăng nhiệt. Với những bệnh nhân vì sợ đại tiện mà không dám ăn uống nên kiên nhẫn giải thích tầm quan trọng của chế độ ăn uống và chăm sóc hậu phẫu của bệnh trĩ nhằm sớm phục hồi chức năng.
2. Chăm sóc sau khi phẫu thuật bệnh trĩ cần quan sát tiểu tiện có dễ dàng không, Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, ngâm hậu môn khi có chỉ định của bác sĩ. Trong những ngày đầu sau mổ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm oxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.
3. Tránh táo bón, nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết mổ), không dùng sức rặn khi đại tiện. Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn.
4. Không ngồi xổm lâu vì như vậy sẽ cản trở sự tuần hoàn máu, Thụt tháo đại tràng trước khi mổ cũng không cần thiết. Sau mổ, thường 3-4 ngày sau, bệnh nhân mới đi đại tiện được lúc vết mổ bắt đầu lành. Lúc đại tiện hậu môn bị căng ra rất đau. Tốt hơn hết là cho đi cầu ngay khi vết thương còn mới và chưa kịp lành. Quan niệm bắt bệnh nhân phải táo bón 10 ngày sau mổ là không cần thiết nữa. Ngày trước mổ nên cho thuốc xổ giúp phân mềm. Đêm trước mổ nên thụt tháo trực tràng hoặc nhét một thuốc đạn hoặc bơm Norgalax để làm sạch trực tràng.
5. Giữ vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước ấm và dung dịch Povidin để ngâm rửa hậu môn, nhiệt độ nước khoảng 39℃, ngâm trong 2 phút.
6. Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu.
7. Tái khám theo hẹn.
8. Giáo dục sức khỏe:Chế độ ăn nghĩ ngơi khi ra viện
Nên ăn:
- Uống nhiều nước lọc, mỗi ngày ít nhất 2l/ngày, tăng cường trái cây, hoa quả
- Ăn những thực phẩm nhuận tràng: rau lang, khoai lang, chuối, mồng tơi, rau dền, diếp cá, rau má, uống mật ong
- Những thức ăn có nhiều chất xơ: đậu phụ, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây..
Nên tránh:
- Bánh mỳ, nước ngọt, socôla, bánh ngọt…
- Hạn chế các gia vị cay nóng (tiêu, ớt, hành), ăn mặn….
Thói quen:
- Khi đi vệ sinh dùng vòi nước để xịt rửa hậu môn , không dùng giấy cứng để lau.
- Không ngồi quá lâu hay ngồi xổm, thường xuyên đứng dậy, đi lại, tránh đứng lâu, nâng vật nặng, hạn chế các môn thể thao cần chạy nhảy nhiều như bóng đá , cầu lông..
- Tập thể dục nhẹ nhàng: bơi lội, đi bộ..
- Tập thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.
- 14/11/2015 18:56 - Phác đồ điều trị gãy xương hàm dưới vùng góc hàm
- 14/11/2015 18:55 - Phác đồ điều trị gãy xương hàm dưới vùng bên (cành…
- 14/11/2015 18:53 - Phác đồ điều trị gãy xương hàm dưới vùng giữa (khớ…
- 12/11/2015 15:45 - Cách xử lý và chăm sóc thoát mạch trong điều trị …
- 28/10/2015 14:14 - Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt khu phẫu thuật
- 21/07/2015 16:34 - Chăm sóc bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật
- 17/07/2015 21:36 - Kiểm soát nhiễm khuẩn dự phòng lây nhiễm Mers-CoV
- 17/07/2015 21:11 - Phẫu thuật – Gây mê Hồi sức và những nguy cơ …
- 05/07/2015 10:48 - Chống chỉ định kết hợp các thuốc cùng tác động trê…
- 30/06/2015 07:10 - Phác đồ gây tê đám rối thần kinh cánh tay