Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội TM
Dữ liệu từ nghiên cứu IMPRESS báo cáo tại hội nghị TCT (Transcatheter Cardiovascular Therapeutics) 2016 cho thấy, dụng cụ hỗ trợ thất trái (Impella) không ưu thế hơn IABP trong điều trị bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) có sốc tim khi so sánh tỷ lệ tử vong sau 30 ngày [1]. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn trong 48 BN và mức độ bằng chứng còn quá yếu để chỉ ra được sự khác biệt về kết quả lâm sàng, mặc dù nó góp phần đánh giá được tính an toàn của phương pháp điều trị mới này.
Hình 1: Họa đồ các dụng cụ hỗ trợ huyết động cơ học trong sốc tim sau NMCT: (A) intra-aortic balloon pump; (B) TandemHeartTM; (C) Impella® (Nguồn: Shock in acute myocardial infarction: the Cape Horn for trials?)
Trong nghiên cứu này, Dagmar và cs đã tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên, tiến cứu, đa trung tâm nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của dụng cụ Impella – một dụng cụ can thiệp qua da có khả năng hỗ trợ huyết động – liệu có làm giảm được tỷ lệ tử vong sau 30 ngày khi so sánh với IABP hay không. 48 BN trong nghiên cứu là những BN có biến chứng sốc tim sau NMCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong sau 30 ngày là tương đương giữa hai phương pháp can thiệp (46% sv 50%). Ở thời điểm 6 tháng, tỷ lệ tử vong là 50% cho cả hai phương pháp. Nghiên cứu được thiết kế và tài trợ bởi Academic Medical Center, Amsterdam.
Theo các nghiên cứu trước đó và kinh nghiêm của các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tỷ lệ sống còn của BN NMCT có sốc chỉ dưới 10%, và người ta ước tính điều trị với Impella sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong toàn bộ sau 30 ngày từ 95% xuống còn 60%. Họ bất ngờ khi hiệu quả điều trị ở hai nhóm nghiên cứu có kết quả như nhau.
Vì nghiên cứu còn khá yếu, các tác giả hy vọng sẽ có những nghiên cứu lớn hơn nhằm đánh giá hiệu quả của Impella và IABP. Tuy vậy, với những kết quả từ nghiên cứu, việc điều trị BN NMCT có sốc với Impella hoặc IABP không có chọn lựa theo tuổi, ROSC times và chấn thương trước thủ thuật không có sự khác biệt về kết quả.
Nghiên cứu cũng cho thấy, biến cố xuất huyết ở nhóm điều trị với Impella cao hơn so với IABP (8 so với 2). Có 2 BN xuất hiện tình trạng tan máu khiến các bác sĩ phải quyết định dừng Impella.
Trong nghiên cứu, gần một nửa BN chết do những biến chứng liên quan đến tổn thương não do thiếu oxy, điều này nhấn mạnh vai trò tối ưu hóa các chiến lược điều trị nhằm đảm bảo cung cấp oxy cho não bộ trong cấp cứu sốc tim sau NMCT.
Một vấn đề nữa trong nghiên cứu, đó là, Impella phần lớn được sử dụng sau khi tiến hành can thiệp mạch vành chứ không phải tiến hành trước đó. Khi đánh giá 8 BN được hỗ trợ Impella trước can thiệp mạch vành thì cho thấy một xu hướng mạnh về cải thiện sống còn. Liệu đây có là một hướng gợi mở cho những thực hành lâm sàng.
Đây là thử nghiệm thứ ba cho thấy Impella không ưu thế hơn so với IABP. Năm 2008, nghiên cứu ISAR-SHOCK cho thấy huyết động tăng lên trong 30 phút với Impella, nhưng tỷ lệ tử vong trong 30 ngày thì tương tự ở cả hai nhóm [2]. Nghiên cứu cũng có cỡ mẫu nhỏ với 26 BN. Năm 2010, Nghiên cứu high risk PCI PROTECT II cho thấy tỷ lệ tử vong ngày thứ 30 và biến cố lớn tim mạch không khác nhau giữa IABP hoặc Impella [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng thấy được xu hướng cải thiện về kết cục điều trị của Impella khi theo dõi BN ở ngày 90.
Hệ thống Impella là hệ thống duy nhất được FDA công nhận với vai trò hỗ trợ huyết động ở BN sốc tim. Lúc bắt đầu nghiên cứu, hệ thống Europe IABP được xếp vào khuyến cáo mức độ II, nhưng điều này đã thay đổi trong quá trình nghiên cứu, và xuống khuyến cáo mức độ III. IABP được sử dụng trong hướng dẫn của Hoa Kỳ là mức độ IIb. Theo các tác giả, chính sự thiếu hiệu quả của IABP dường như đã thúc đẩy các nghiên cứu về các dụng cụ hỗ trợ tuần hoàn cơ học khác như Impella. Tại Hoa Kỳ, IABP ra đời đã lâu trước những năm 1970, và không cần các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của nó, trước khi có đạo luật hiện hành của FDA về xem xét hiệu quả của các dụng cụ y khoa mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dagmar M. Ouweneel, Erlend Eriksen, Krischan D. Sjauw, et al. “Impella CP Versus Intra-Aortic Balloon Pump in Acute Myocardial Infarction Complicated by Cardiogenic Shock: The IMPRESS trial.” JACC DOI: 10.1016/j.jacc.2016.10.022.
2. Seyfarth M, Sibbing D, Bauer I, et al. “A randomized clinical trial to evaluate the safety and efficacy of a percutaneous left ventricular assist device versus intra-aortic balloon pumping for treatment of cardiogenic shock caused by myocardial infarction.” J Am Coll Cardiol. 2008 Nov 4;52(19):1584-8. doi: 10.1016/j.jacc.2008.05.065.
3. William W. O'Neill, Neal S. Kleiman, Jeffrey Moses, et al. “A Prospective Randomized Clinical Trial of Hemodynamic Support with Impella 2.5TM versus Intra-Aortic Balloon Pump in Patients Undergoing High-Risk Percutaneous Coronary Intervention: the PROTECT II Study.” Circulation, Aug. 30, 2012. 112.098194.
- 04/03/2017 18:17 - Đánh giá chức năng thất phải bằng siêu âm Doppler …
- 01/03/2017 20:06 - Dự báo sớm hội chứng tiền sản giật
- 17/02/2017 10:43 - Viêm đại tràng giả mạc
- 11/02/2017 17:34 - Nguy cơ và biện pháp làm giảm các biến chứng tim m…
- 05/02/2017 18:41 - Bảo vệ thần kinh trong tổn thương não cấp (p.2)
- 05/02/2017 18:18 - Can thiệp động mạch vành cấp cứu trong nhồi máu cơ…
- 26/01/2017 17:03 - Bất động vững chắc tuyệt đối, cơ sinh học, kỹ thuậ…
- 20/01/2017 11:48 - Bảo vệ thần kinh trong tổn thương não cấp (p1.)
- 13/01/2017 08:49 - Procalcitonin (PCT) – một dấu ấn mới để chẩn đoán …
- 31/12/2016 18:09 - Sốc giảm thể tích