• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân vẹo cột sống

  • PDF.

KTV.Trần Thị Lệ Trang-Khoa PHCN

I. Định nghĩa:

Vẹo cột sống là chứng cột sống có đường cong khi nhìn thẳng.

Cột sống bình thường chỉ cong khi nhìn ngang ưỡn cổ và thắt lưng, gù ở lưng và xương cùng.

trang1

II. Phân loại:

 Vẹo cột sống chia làm hai nhóm chính: vẹo không cấu trúc và vẹo cấu trúc

Vẹo không cấu trúc là vẹo với cột sống không biến dạng.Vẹo cấu trúc là vẹo với cột sống biến dạng.

Vẹo không cấu trúc không còn khi bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng.

Vẹo cấu trúc vẫn còn khi bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng

Vẹo không cấu trúc chia thành 4 nhóm:

Vẹo  tư thế: Cột sống khi đứng thẳng, lúc cúi lưng, lúc nằm, lúc được xách bổng lên, lúc bảo bệnh nhân đứng hay nghiêng về bên đường cong vồng thì hết vẹo (vẹo tư thế hay xuất hiện ở lứa tuổi học sinh do ngồi học lâu ngày sai tư thế dẫn đến gù, cong vẹo …)

Vẹo bù trừ: Bệnh nhân chân dài chân ngắn. Nếu đi dép chân thấp chân cao cho hai chân chi dưới dài bằng nhau thì hết vẹo.

Vẹo do thoát vị đĩa đệm cột sống: Nhân đĩa đệm đè rễ thần kinh gây đau thần kinh hông . Để cho rễ thần kinh đỡ bị đè, bệnh nhân nghiêng cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người lớn nhưng cũng có trường hợp ở trẻ em.

Vẹo do viêm: Viêm cơ thắt lưng- chậu, viêm tấy quanh thân sống khiến cho bệnh nhân nghiêng cột sống về bên đau cho các cơ đỡ đau.

Vẹo cấu trúc: Trong nhóm vẹo cấu trúc, đốt sống bị biến dạng ở đường cong.

Vẹo xuất hiện trước tuổi xương ngừng lớn, kèm xoay trong hầu hết các trường hợp và bao gồm 4 loại:

Vẹo tự phát

Vẹo do liệt

Vẹo bẩm sinh

Vẹo do một số bệnh lý gây ra.

III. Phương pháp điều trị, tập PHCN:

- Đeo áo nẹp chỉnh hình để sửa biến dạng gù vẹo cột sống.

          trang2

Các bài tập phục hồi chức năng có mục tiêu kéo giãn các cơ, dây chằng phía cột sống cong lõm và làm mạnh các cơ phía cột sống cong lồi để điều chỉnh lại tư thế cột sống.

Các bài tập ở tư thế nằm ngửa:        

- Bài tập 1: BN nằm ngửa, hai tay đan các ngón vào nhau và đặt sau gáy. Kỹ thuật viên gập gối phải của BN, đưa gối và khuỷu tay bên đối diện chạm vào nhau rồi đổi bên. Gối phải chạm khuỷu tay trái, gối trái chạm khuỷu tay phải. Mỗi động tác lặp lại 10 lần.

- Bài tập 2: BN nằm ngửa, co hai chân, tỳ gót và vai xuống giường nâng mông lên đưa mông sang phía cột sống cong lồi đặt xuống giường, rồi nâng mông đưa về vị trí ban đầu. Cứ đưa mông về phía cột sống cong lồi hai lần thì đưa mông về phía cột sống cong lõm một lần. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài tập 3: BN nằm ngửa, gập gối, nâng mông lên cao hình cầu vồng giữ trong 5-10 giây rồi đặt mông xuống giường. Làm lại động tác 10 lần.

- Bài tập 4: BN nằm ngửa, gập gối, nâng mông lên cao rồi đưa mông sang phải đặt xuống giường sau đó nâng mông đưa mông về bên trái. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài 5: BN nằm ngửa, gập gối, các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau, duỗi thẳng tay, gập người về phía trước, đưa hai tay sang phải rồi nằm xuống, làm lại và đưa hai tay sang trái. Lặp lại mỗi động tác 10 lần.

 Các bài tập ở tư thế nằm nghiêng:

- Bài 6: BN nằm nghiêng góc lõm cột sống ở phía dưới, góc lồi cột sống ở phía trên. Chống tay phía dưới đỡ bàn tay vào đầu trong khi người vẫn giữ ở tư thế thẳng, chân dưới duỗi, chân trên co, giữ 5 - 10 giây rồi nằm thẳng lại. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài 7: Bn nằm nghiêng như trên trong tư thế thân người thẳng. Kỹ thuật viên đứng trước mặt BN dùng tay phía chân BN luồn xuống trước dưới đỡ chân BN  bàn tay đặt vào đùi phía dưới của BN tay kia của kỹ thuật viên cố định bờ sườn phía trên của BN rồi nâng chân BN lên để kéo giãn cột sống phía lõm, giữ 5 giây rồi đặt về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài 8: BN ở tư thế nằm nghiêng như trên, chân dưới duỗi, chân trên co, các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau và duỗi thẳng tay nâng đầu và nửa người trên lên khỏi giường rồi đặt xuống. Lặp lại động tác 10 lần. Kỹ thuật viên có thể hỗ trợ BN bằng đỡ vai BN nâng lên.

- Bài 9: BN nằm nghiêng nhưng phía cột sống cong lồi ở dưới, đệm một gối vào chỗ cột sống lồi, chân dưới của BN duỗi, chân trên co, giữ tư thế này 15 giây.

 Các bài tập ở tư thế nằm sấp:

- Bài 10: BN nằm sấp, tay phía cột sống lõm giơ thẳng lên phía đầu, tay phía cột sống lồi duỗi thẳng với xuống gối cùng bên, đầu nghiêng nhìn theo tay, giữ 5 giây rồi nằm thẳng lại. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài 11: BN nằm sấp, hai tay duỗi thẳng đặt hình chữ V lên phía đầu. Kỹ thuật viên dùng một tay đỡ hai BN bàn tay đặt mặt dưới đùi nâng khung chậu lên khỏi mặt giường, tay kia cố định bờ sườn phía cột sống lồi rồi đưa chân BN về phía lồi để kéo giãn bên lõm, giữ 5 giây rồi đưa về vị trí ban đầu. Cứ đưa chân BN về phía cột sống lồi hai lần thì về phía cột sống lõm một lần. Lặp lại động tác 10 lần.

- Bài 12: BN nằm sấp, kỹ thuật viên đứng phía đầu BN nắm lấy hai cánh tay Bn. Hai tay  duỗi thẳng nắm lấy cánh tay kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên nâng nhẹ nửa người trên của BN lên đưa sang bên lồi hai lần, đưa sang bên lõm một lần. Lặp lại động tác 10 lần.

Các bài tập hỗ trợ: Hướng dẫn BN về nhà.

-  Đi bơi thường xuyên.

-  Đu xà đơn thường xuyên.

- Kéo giãn cột sống bằng tạ và máy kéo

trang3

Đối với trẻ em mỗi ngày kéo giãn một đến hai lần, mỗi lần 20 phút. Lực kéo tùy thuộc trọng lượng của trẻ nhưng không quá 2/3 trọng lượng cơ thể trẻ.

 IV. Hướng dẫn dự phòng:

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống trước hết cần phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường sức mạnh khối cơ, các tổ chức liên kết, dây chằng, khớp, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.

Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.

Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng, chú ý tư thế ngồi đúng.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

1. Bệnh cong vẹo cột sống. bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng, www.chinhhinh.com.vn

2. Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành phục hồi chức năng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 29 Tháng 6 2017 09:19

You are here Đào tạo Tập san Y học Phục hồi chức năng cho bệnh nhân vẹo cột sống